Người tuổi thọ ngắn thường có "độ ẩm" cực cao ở những bộ phận này: Học ngay 5 cách "hút sạch ẩm", giúp khỏe mạnh trông thấy
"Độ ẩm" trong cơ thể là kẻ thù của sức khỏe con người và là nguồn gốc gây ra, hoặc tăng nặng hầu hết các bệnh mãn tính.
- 26-03-2023Cha mẹ "sẵn sàng" ở 4 khía cạnh này thường nuôi dạy nên những đứa trẻ tuyệt vời: Đặc biệt là khi con chịu khổ
- 19-03-2023Một quốc gia mà người trẻ ngày càng thích ở khách sạn hơn ở nhà, trả tiền thuê cả năm, miễn là không phải... lau nhà rửa bát
- 16-03-2023Kho báu 9.500 tỷ nằm "cô đơn" giữa đáy biển, biết vị trí ở đâu nhưng ai cũng bó tay lắc đầu
"Độ ẩm không trừ, thân thể khó an". Độ ẩm cơ thể là một nhân tố trong Trung y, thường là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bệnh lý của con người, là "nguồn gốc của mọi bệnh tật".
Nhưng độ ẩm cơ thể có nghĩa là gì? Được tạo ra như thế nào?
Thông thường, chúng được chia thành độ ẩm bên trong và độ ẩm bên ngoài. Độ ẩm bên trong có liên quan trực tiếp đến thực phẩm chúng ta thường tiêu thụ, ảnh hưởng sức khỏe bên trong cơ thể. Chẳng hạn, ở người có tỳ vị và dạ dày không tốt, ăn thịt thường xuyên có thể tăng độ ẩm.
Độ ẩm bên ngoài chủ yếu là do tác động của sự vật, hiện tượng bên ngoài hoặc một số thói quen xấu, chẳng hạn như để tóc ướt đi ngủ, sống trong môi trường ẩm thấp trong thời gian dài…
Những bộ phận thể hiện "độ ẩm cao" rõ nhất
Mọi sự thay đổi bên trong của cơ thể, thông qua quy luật tổng thể nội - ngoại hấp dẫn, đều sẽ có những dấu hiệu tương ứng bộc lộ ra ngoài. Nếu một người chiếm đa số các biểu hiện sau đây, chứng tỏ “độ ẩm” khá cao, cần tìm cách "hút ẩm cơ thể" hoặc chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
1. Vùng đầu và miệng: Đầu và mặt nhờn, tóc thô ráp, dễ rụng, có hơi thở hôi rõ rệt. Trên mặt có nhiều mụn thường và mụn trứng cá. Người ẩm nhiều cũng sẽ bị mụn bùng phát ở lưng. Có dấu răng ở mép lưỡi, lớp phủ lưỡi dày, nhờn và trắng.
2. Vùng bụng: Bụng to và căng phồng là biểu hiện “giả mập”; đồng thời tỳ vị và dạ dày không tốt, thường bị phân đặc và dính.
3. Tiết dịch âm đạo quá nhiều ở phụ nữ.
4. Khi hơi ẩm đọng lại trên các khớp sẽ gây ra tình trạng tê nhức chân tay, suy giảm khả năng vận động.
5. Buổi sáng thức dậy thường thấy cơ thể kiệt quệ, thiếu năng lượng, suy nhược…
5 cách "hút sạch ẩm" giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng bệnh tật tốt hơn
1. Ngâm chân thường xuyên
Ngâm chân tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi thời điểm trong năm chứ không chỉ vào mùa đông, mang lại hiệu quả khác nhau. Đây còn là cách hữu hiệu để làm ấm và bồi bổ thận dương, có lợi cho sự tăng trưởng dương khí của cơ thể. Nhân tố này rất hữu ích cho quá trình chuyển hóa độ ẩm trong cơ thể.
Một mặt, ngâm chân có thể kích thích kinh mạch, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và thải độc. Mặt khác, nó giúp thoát ẩm, điều hòa sức khỏe của lá lách và dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn, tăng chất lượng giấc ngủ.
Hàng ngày, trước khi đi ngủ 1 tiếng nên ngâm chân vào nước nóng để xua tan lạnh giá, làm ấm cơ thể, "hút ẩm cơ thể", tiêu độc. Bạn cũng có thể cho thêm gừng, ngải cứu… vào nước để tăng gấp đôi tác dụng khử ẩm, giải độc.
2. Ngủ sớm, tránh thức khuya
Mỗi người phải đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/đêm. Tốt nhất nên ngủ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường. Vì theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, người thường xuyên thức khuya dễ làm tổn thương dương khí, tạo cơ hội cho khí ẩm xâm nhập vào cơ thể.
Trung y cũng giảng: "Con người được trời phú cho khí của trời đất để mang theo ngũ hành, thuận theo tự nhiên thì mới sống thọ, sống lâu." Nếu thức khuya tức là bạn đang làm trái với quy luật tự nhiên, ảnh hưởng đến nội tiết, đồng hồ sinh học của cơ thể. Thói quen này phá hủy gan thận, bệnh tật sẽ theo đó mà sinh ra.
Đặc biệt, một giấc ngủ ngon thúc đẩy quá trình nghỉ ngơi và phục hồi của tỳ vị, có lợi cho quá trình chuyển hóa độ ẩm.
3. Áp dụng chế độ ăn thanh đạm
Y học Trung Quốc tin rằng tạng tỳ có thể vận chuyển và chuyển hóa bớt độ ẩm cơ thể. Tỳ thích khô và ghét ẩm, nếu dương khí tại đây khỏe mạnh, công năng bình thường, độ ẩm sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Vì vậy, bồi bổ lá lách và dạ dày là cách chữa trị tận gốc căn nguyên của chứng ẩm ướt. Mà sức khỏe của lá lách và dạ dày liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống.
Chẳng hạn như, thường xuyên ăn nhiều chất béo và dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, làm tăng gánh nặng cho tỳ vị. Như vậy, hơi ẩm sẽ không được đào thải ra ngoài một cách thuận lợi.
4. Thực hiện một số bài tập "hút ẩm cơ thể"
Mát xa vùng bụng
Y học Trung Quốc cho rằng, vùng bụng của cơ thể con người là "cung điện" của các cơ quan nội tạng, là nguồn gốc của âm dương, khí huyết.
Trong sách y học cổ truyền "Hoàng đế nội kinh" có ghi: Ấn xoa vùng bụng là thủ pháp để giữ gìn sức khỏe.
Đặt hai bàn tay chồng lên rốn và xoa theo chuyển động tròn, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong 5 phút, mỗi sáng và tối.
Xoa bóp nhẹ vùng nách
Ở nách có huyệt đạo quan trọng trong tâm kinh, cũng là nơi dày đặc tuyến dịch lim pha nhất. Thường xuyên xoa bóp ở đây có thể giúp giải độc tim. Nó cũng có thể thúc đẩy quá trình đào thải, loại bỏ độ ẩm và chất độc.
5. Giữ cơ thể ấm và khô thoáng
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi bất thường, đôi khi có mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt thì con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm bên ngoài. Lúc này, cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là với một số bạn trẻ, đừng mặc áo mỏng, lộ bụng, lộ chân và đùi…
Cơ thể bị cảm lạnh sẽ làm tổn thương dương khí và tạo cơ hội cho độ ẩm xâm nhập. Đồng thời, cảm lạnh cũng có thể kích thích lá lách và dạ dày, gây ra sự bất hòa, khiến chức năng vận hóa độ ẩm bị ảnh hưởng.
*Theo NetEase
Khi được hỏi “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ?”: Người khôn ngoan không đề cập đến 4 vấn đề nàyTrí Thức Trẻ