Nhìn đờm "đoán bệnh": 5 màu sắc của đờm "tiết lộ" phổi lâm nguy, biết sớm khám ngay thì tuổi thọ được kéo dài, chẳng sợ tử thần gõ cửa
Khi đường hô hấp có bệnh, đờm sẽ có sự thay đổi nhất định về cả về số lượng, màu sắc, độ đặc loãng và mùi. Nếu quan sát kỹ sự thay đổi đó, chúng ta có thể nhận biết được một vài điều về bệnh tật đang xâm nhập vào cơ thể, từ có có phương pháp điều trị kịp thời.
- 13-01-20225 tín hiệu thận đã suy yếu nghiêm trọng: Có 3/5 điều, nội tạng có thể đã "nát bấy", có kêu trời cũng khó mà cứu được
- 13-01-2022Bài tập ‘ngồi xổm dựa lưng vào tường’ cho khớp gối thời gian càng lâu càng tốt? Động tác đơn giản nhưng cần thực hiện đúng nếu không đầu gối sẽ ‘phế’
- 13-01-2022Mất ngủ kéo dài, 5 mối nguy lớn ập đến cửa! Lời khuyên của bác sĩ: Ăn nhiều 2 món này để ngủ ngon và dưỡng não
- 12-01-20223 "ẤM" trên cơ thể nam giới chứng tỏ họ có ‘quả thận vàng’: Chỉ cần có 2 biểu hiện, xin chúc mừng thận của bạn vừa khỏe vừa trẻ
Theo quan điểm của nhiều người, đờm là thứ "không sạch sẽ" và hầu hết, ai cũng muốn "tránh xa" nó. Tuy nhiên, dưới góc độ y tế, đờm là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết sức khỏe của phổi.
Theo y học phương Đông, đờm xuất hiện ở các bộ phận khác nhau, báo hiệu các loại bệnh khác nhau. Y học hiện đại cho rằng bản chất của đờm là dịch tiết đường hô hấp, gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản).
Chính vì vậy, nếu quan sát kỹ sự thay đổi đó, ta có thể nhận biết được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp của cơ thể.
Đánh giá sức khỏe của phổi qua đờm theo những cách nào ?
1. Vị trí của đờm
Đờm được hình thành trong đường hô hấp. Trong đó, đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và dưới. Phổi được kết nối với đường hô hấp dưới. Vì vậy, nếu trong phổi có xuất tiết bất thường, thậm chí có máu chảy ra ngoài thì sẽ dính vào đờm, ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý bình thường của đờm. Từ đó có thể phán đoán được phổi bị tổn thương.
2. Cách khạc nhổ
Khạc thực chất là luồng không khí đi qua phổi để đưa đờm ra khỏi đường hô hấp. Nếu sức khỏe của phổi bị tổn hại, luồng khí vào phổi bị rối loạn, việc khạc ra đờm cũng sẽ khó khăn hơn thông thường. Từ đó, chúng ta có thể xác định phổi có khỏe mạnh hay không.
Không chỉ vậy, nếu bạn bị đau họng và khàn giọng khi khạc thì có nghĩa là đường hô hấp đang gặp vấn đề nào đó, lúc này, bạn cần uống nhiều nước hơn và chăm sóc kịp thời.
3. Màu sắc của đờm
Màu sắc của đờm là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của sức khỏe phổi. Như đã đề cập ở trên, luồng không khí và chất tiết trong phổi chắc chắn sẽ đi qua đường hô hấp và sau đó dính vào đờm. Từ đó, màu sắc của nó cũng sẽ thay đổi. Đờm có 5 màu chính là đỏ, vàng, xanh lá cây và xám.
Những màu sắc khác nhau này của đờm sẽ là tín hiệu cảnh báo những vấn đề khác nhau của phổi. Nói cách khác, chỉ cần nhìn vào màu sắc của đờm là có thể giúp chúng ta phần nào xác định được tình trạng sức khỏe phổi, từ đó, có những phương pháp chăm sóc hoặc điều trị kịp thời.
Năm loại đờm: "đỏ, vàng, xanh lục, xám và trắng", chúng nói gì về phổi?
1) Đờm đỏ: Đờm có máu
Nếu khạc đờm có sợi máu hoặc cục máu nhỏ thì phải đi khám ngay vì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Nguồn máu chảy có khả năng là do vỡ phế quản và khí quản trong phổi. Người có đờm màu này có thể mắc các bệnh như lao hoặc giãn phế quản.
Nếu đờm lẫn máu trong thời gian dài, kèm các biểu hiện khác như đau ngực, mệt mỏi, sụt cân thì hãy cảnh giác với bệnh ung thư khí quản. Nên đi khám ngay nếu thấy trường hợp này xảy ra.
2. Đờm vàng: Đờm có mủ
Đờm có mủ nhầy dưới dạng cục nhỏ màu vàng thường là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, viêm khí quản - phổi. Nếu bạn thường xuyên khạc ra đờm có màu vàng thì phần lớn là "đờm mủ" do nhiễm vi khuẩn, phổi bị nhiễm khuẩn.
Theo các ca lâm sàng, nếu các triệu chứng bệnh nói trên tồn tại ở phổi, nôn ra "đờm vàng" lâu ngày cũng sẽ kèm theo một loạt các triệu chứng như đau tức ngực, sốt. Vì vậy, hãy đến bệnh viện để có thể xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Đờm xanh: Đờm có màu sắt thép gỉ
Đờm màu xanh thường là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp đang nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Hầu hết tình trạng tổn thương phế quản đều là do nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa.
Viêm phổi thùy là bệnh phổi phổ biến nhất do loại trực khuẩn này gây ra. Người bệnh thường có các biểu hiện suy giảm hệ miễn dịch, ho liên tục, sốt.
Bên cạnh đó, nếu khạc ra đờm xanh kèm theo mùi hôi thối có nghĩa là có vi khuẩn kỵ khí thuộc nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi. Lúc này, bạn cần thực hiện các biện pháp kháng khuẩn chống bội nhiễm vi khuẩn kỵ khí kịp thời có thể nâng cao hơn hiệu quả điều trị bệnh.
4. Đờm xám: Đờm nhầy
Đờm chủ yếu có màu xám hoặc trắng xám thường là do phổi bị tổn thương do bị nhiễm nấm. Điều trị càng sớm thì khả năng lây lan và phân bố của nấm càng thấp và tỷ lệ chữa khỏi thành công càng cao. Đừng trì hoãn!
5. Đờm trắng: Đờm đặc
Các triệu chứng phổ biến của các bệnh về phổi, chẳng hạn như phù phổi, khí phế thũng,... có thể dẫn đến việc sản xuất "đờm trắng". Bệnh nhân bị khí phế thũng, phù phổi thường kèm theo các triệu chứng như suy nhược, phù chân tay, hen suyễn cần chú ý nhận biết và điều trị.
Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm màu sắc trên của đờm để phán đoán bệnh của phổi. Tuy nhiên, để chắc chắn, khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường của đờm thì hãy đi khám càng sớm càng tốt để có được kết quả chính xác nhất. Chỉ cần kiểm tra và điều trị kịp thời mới có thể bảo vệ sức khỏe của phổi tốt hơn.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!