Vì sao kể cả nếu có đủ 270 phiếu thì việc ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ chỉ là "về lý thuyết" và chưa thể nói trước điều gì?
Lợi thế đang nghiên về ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nhưng Tổng thống Trump đã bắt đầu tiến hành các động thái pháp lý. Điều này đặt ra dấu hỏi về tương lai chính trường nước Mỹ sau cuộc bầu cử "lịch sử".
- 05-11-2020Deutsche Bank sẽ siết nợ Tổng thống Trump nếu ông không tái đắc cử
- 05-11-2020Có lỗi đếm phiếu bầu cử ở Arizona, xuất hiện cơ hội để ông Trump lật ngược tình thế?
- 05-11-2020Ông Trump lên tiếng sau khi các bang Wisconsin, Michigan bất ngờ "chuyển xanh": Thật kỳ lạ!
- 05-11-2020Ông Biden ráo riết chuẩn bị kế hoạch đối phó Covid-19 và chuyển giao quyền lực
- 04-11-2020Điều gì khiến thành trì 20 năm của đảng Cộng hòa bất ngờ quay lưng với ông Trump?
Các tiểu bang Wisconsin, Michigan vừa công bố cựu Phó Tổng thống Biden là người chiến thắng và được cộng thêm 26 phiếu Đại cử tri vào danh sách các Đại cử tri hiện có. Như vậy tổng số phiếu Đại cử tri của Joe Biden hiện nay là 264 và Biden chỉ còn thiếu đúng 6 phiếu Đại cử tri là trở thành Tổng thống Mỹ!
Hiện vẫn còn 5 bang chưa Công bố kết quả bầu cử (Nevada, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia). Chỉ cần một trong các bang này (trừ Alaska quá nhỏ vì chỉ có ba phiếu Đại cử tri) công bố chiến thắng thuộc về ông Biden, thì "về lý thuyết" ứng viên đảng Dân chủ sẽ trở thành Tổng Thống Mỹ. Hiện ông Biden và nhóm tranh cử của mình tuyên bố vẫn còn nhiều triệu phiếu chưa kiểm tra và phần lớn các phiếu này bỏ cho Đảng Dân chủ!
Nhưng! Tại sao lại nói là "nhưng" và "về lý thuyết".
Đó là sau khi cuộc bầu cử ngày 3/11 kết thúc, vào lúc Trump đang dẫn trước thì 6/8 bang "dao động" đột ngột dừng lại, không kiểm phiếu tiếp. Ông Trump và Ban tranh cử của mình đã phát hiện nhiều điều họ gọi là "bất thường" về kiểm và đếm phiếu trong, trước, và sau khi bỏ phiếu.
Hiện Trump và Nhóm tranh cử đang bắt đầu các biện pháp pháp lý như sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại tại các bang thắng/thua sít sao như Nevada, Wisconsin, đệ đơn kiện lên Tòa án tối cao của bang/liên bang về trường hợp kiểm và đếm phiếu tại Michigan, Pennsylvania (và có thể một số bang khác nữa) xem có hợp pháp và hợp lệ hay không.
Cho đến giờ cả hai bên đều kiềm chế không tuyên bố và ăn mừng "chiến thắng". Hôm nay 5/11, cả 2 ƯCV đều thông báo là "Lid", có nghĩa họ sẽ không xuất hiện công khai, gặp mặt hay trả lời báo chí. Như vậy có thể là họ sẽ dành phần lớn thời gian để tham vấn các lãnh đạo trong Đảng của mình, cũng như nhóm cố vấn pháp lý để thống nhất các bước đi tiếp theo.
Ở đây có thể có một số diễn biến mới:
- Nếu ông Biden thắng tiếp một trong các bang trên và đạt số phiếu đại cử tri từ 270 trở lên, nhiều khả năng ứng viên đảng Dân chủ sẽ đơn phương tuyên bố "thắng cuộc" dù ông Trump và các cử tri Cộng hòa có thể không công nhận.
- Tiếp đó sẽ có sức ép rất lớn từ trong nội bộ Đảng DC yêu cầu ông Biden phải "công bố" thành phần Nội các mới. Điều này sẽ tạo "việc đã rồi", tạo cảm tưởng cho các cử tri Dân chủ và người dân Mỹ rằng ông Biden mới thực sự là người thắng cuộc. Kể cả khi ông Trump có kiện đến Tòa án Tối cao để xem xét sự việc thì thì cơ quan này cũng phải tính đến yếu tố này khi ra phán quyết, tránh để xảy ra các rối loạn xã hội.
- Cho dù ông Trump và Ban vận động của mình có thể đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao cấp bang hoặc liên bang xem xét, thì phía ông Trump đang làm một việc "lội ngược dòng", khó khăn bội phần.
Môt là, trong lịch sử Mỹ, Tòa án Tối cao rất ít khi can thiệp vào câu chuyện chính trị quốc gia như bầu cử vì các tranh chấp, khiếu nại đã có có Tòa án Tối cao cấp dưới ở tiểu bang giải quyết. Lần gần đây nhất là cách đây 20 năm khi Tòa án Tối cao thụ lý vụ kiện kiểm phiếu lại tại bang Florida giữa 2 ứng cử viên Al Gore (Dân chủ) và George Bush (Cộng hòa).
Hai là, lịch sử không đứng về phía ông Trump. Chỉ tính riêng từ năm 2000 đến năm 2015, trên toàn nước Mỹ có tổng cộng 4.687 các cuộc bỏ phiếu cấp bang, nhưng chỉ một số rất ít là 27 (tức tỷ lệ chưa đến 6/1000) có kiện cáo và phải kiểm phiếu lại. Trong 27 vụ việc đó thì chỉ có 3 vụ cho kết quả ngược lại so với kết quả ban đầu.
Tuy nhiên, ông Trump là một người "lỳ đòn", không dễ gì sớm bỏ cuộc và sẽ "chiến đấu" ngoan cường cho đến phút cuối cùng để làm rõ trắng đen qua con đường pháp lý.
Câu chuyện giờ đây không chỉ còn liên quan đến cá nhân ông Trump nữa, mà còn liên quan đến danh dự và uy tín của Đảng Cộng hòa, cũng như các cử tri mà ông Trump được họ tin tưởng đại diện trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua.
Tổ Quốc
Sự kiện: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Xem tất cả >>- Sức hấp dẫn đặc biệt của Tổng thống Trump: Kêu gọi được 207,5 triệu USD tiền ủng hộ dù thất thế
- Bế tắc chính trị được khai thông, Chính quyền Trump mở đường cho việc chuyển giao quyền lực
- Bang chiến trường đầu tiên xác nhận kết quả bầu cử: Ông Trump thua nhưng chưa từ bỏ
- Ông Trump tung bằng chứng, nói số phiếu của ông Biden tại Wisconsin tăng "không thể tin nổi" lúc 4h sáng
- Ông Trump lẽ ra đã thắng với cách biệt 10.000 phiếu ở bang Georgia?