Phó TGĐ Hóa chất Đức Giang (DGC): Hãy coi chất thải rắn, khí thải hoặc nước thải là một tài nguyên khác, không phải là 'thải'
Tại Hóa chất Đức Giang, hệ số tái sử dụng nước của các nhà máy đạt tới 90-95%; tận thu toàn bộ khí gas phát thải từ các nhà máy Phốt pho để giảm tiêu thụ điện trực tiếp; toàn bộ xỉ lò Phốt pho đều được xử lý đạt tiêu chuẩn và được các đơn vị bên ngoài thu mua; …
- 23-11-2023Bộ Công thương triệu tập đại hội TMĐT cùng TikTokShop, Shopee, Viettel Post… bàn kế sách bảo vệ người mua hàng
- 23-11-2023Vinacafé tự hào đưa cà phê Việt tới Seoul Cafe Show
- 23-11-2023Loạt công ty chứng khoán, kiểm toán, ngân hàng liên quan vụ Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỷ
Tại Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình", ông Lưu Bách Đạt - Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang đã chia sẻ một quan điểm về giải pháp xanh của doanh nghiệp.
"Hãy nghĩ khác đi một chút. Hãy coi chất thải rắn, khí thải hoặc nước thải không còn là thải nữa, đó là một tài nguyên khác. Khi bạn coi nó là một tài nguyên khác, bạn sẽ có cách xử lý và dùng, còn nếu nghĩ nó là thải đương nhiên bạn sẽ vứt đi."
Quan điểm của Hóa chất Đức Giang là luôn coi những chất thải, khí thải này là tài nguyên.
Ông Lưu Bách Đạt cho biết: "Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực liên quan rất nhiều đến phát thải, khí thải lớn nhất của chúng tôi là CO2".
Đối với việc giảm phát thải CO2 và thu hồi CO2, trong thời gian qua, Đức Giang đã thực hiện rất nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp mạnh nhất mà công ty đã làm là hóa lỏng CO2, đưa khí CO2 vào sử dụng trong lĩnh vực khác để không phát tán ra ngoài.
"Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển hệ thống xử lý khí CO2. Chúng tôi khảo sát nhu cầu xử lý CO2 và cung cấp cho miền Bắc khoảng 20.000 mét khối khí trên một tháng. Đây là một con số rất lớn" - Ông Đạt cho biết.
Một giải pháp thứ hai để giảm phát thải CO, giống như Hòa Phát là có khí CO trong trong các lò nhiệt, thu hồi 100% khí CO này không đốt ra ngoài môi trường.
Đức Giang tận dụng khí CO phát thải đó để đốt trong lò hơi thay thế than giúp cho công ty trong năm vừa qua tiết kiệm được 90.000 tấn than, giúp giảm chi phí nguyên vật liệu.
Đối với chất thải rắn Đức Giang đã tinh chế xì lò phốt pho. Trong xỉ lò đó có các thành phần như canxi oxit, nhôm oxit... rất phù hợp để làm phụ gia cho ngành xi măng. Hiện nay, 100% xỉ lò phốt pho được chuyển giao cho ngành xi măng.
Bên cạnh đó, các nhà máy của công ty đều có hệ thống xử lý nước tái sử dụng lại với hệ số tái sử dụng nước của các nhà máy đạt tới 90-95% do vậy công ty gần như không xả nước thải ra môi trường.
Ông Bách Đạt cho biết, nền kinh tế tuần hoàn cũng như kinh tế xanh luôn là mục tiêu mà Hóa chất Đức Giang hướng đến và đã thực hiện được nhiều năm. Để làm được điều đó, cần giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng khí thải, chất thải rắn. Hóa chất Đức Giang đã đầu tư về công nghệ, đầu tư về con người và đặc biệt là về nguồn vốn để thực hiện được việc đó.
Ông cho biết thêm, sau này, Hóa chất Đức Giang sẽ tiến đến tận thu hết những tài nguyên khác.
Tuy nhiên để thực hiện được việc này, theo ông Bách Đạt, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn đầu tiên đó là chính sách chưa cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như sản phẩm thạch cao nhân tạo đến hiện nay vẫn chưa có những hướng dẫn rõ ràng về chế biến, về tiêu chuẩn để người tiêu dùng yên tâm tin tưởng sử dụng. Việc sử dụng xỉ lò Phốt pho để làm cho nguyên liệu xi măng cũng chưa xây dựng tiêu chuẩn xong vì thế nên người tiêu dùng cuối cũng vẫn còn cảm thấy e ngại khi chưa đưa ra được những tiêu chuẩn và quy chuẩn rõ ràng.
Trở ngại lớn thứ hai là về mặt công nghệ. Để có thể tận thu được tài nguyên, tái chế chất thải, doanh nghiệp vẫn gặp trở ngại về công nghệ. Và để thay đổi công nghệ mới, máy móc, đầu tư nghiên cứu yêu cầu phải có một lượng vốn nhất định.
Nhịp Sống Thị Trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)