Quý I/2023 ACB lãi trước thuế hơn 5.156 tỷ, tăng hơn 25% so với cùng kỳ
Thu nhập lãi thuần của ACB đang là động lực tăng trưởng chính. Mặt khác, những khó khăn đã bắt đầu được phản ánh.
- 28-04-2023Toàn cảnh KQKD ngân hàng quý 1/2023: Cập nhật BIDV, VietinBank, HDBank, MB, Sacombank, ACB, SeABank,...
- 14-04-2023ACB thay Kế toán trưởng
- 13-04-2023ACB lãi trước thuế 5.120 tỷ đồng trong quý 1/2023, tăng 24% so với cùng kỳ
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 5.157 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với quý 1/2022, hoàn thành 26% kế hoạch kinh doanh 2023.
Thu từ lãi vay hiện là động lực tăng trưởng chính của ACB. Cụ thể, trong quý I/2023, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.215 tỷ, tăng trưởng 14,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 78,5% trong tổng thu nhập hoạt động.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng với gần 438 tỷ, tăng hơn 44% so với quý I/2022, chiếm 5,5% thu nhập hoạt động.
Các hoạt động kinh doanh khác (ngoại trừ chứng khoán) đang đóng góp khoảng 567 tỷ đồng (~7,2% thu nhập hoạt động), tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, việc tiết giảm chi phí cũng là một trong những nhân tố quan trọng khác giúp thúc đẩy lợi nhuận trước thuế của ACB tăng lên. Cụ thể, chi phí hoạt động của ngân hàng đã giảm từ 2.739 tỷ hồi quý I/2022 xuống gần 2.508 tỷ (giảm ~8%).
Tuy nhiên, thu nhập dịch vụ - nguồn thu lớn thứ 2 (7,9% tổng thu nhập hoạt động) của ngân hàng lại suy giảm. Trong quý I/2023, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ACB đạt hơn 627 tỷ, giảm gần15,2% so với quý I/2022.
Trên thực tế, tại đội hội cổ đông diễn ra hôm 13/04 ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB đã có chia sẻ về vấn đề thu nhập dịch vụ bị ảnh hưởng khi hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng đã tìm kiếm một số động lực khác để tiếp tục phát triển thu nhập dịch vụ như thẻ tín dụng, cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa và kinh doanh thêm hoạt động ngân hàng giám sát (bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán), hỗ trợ nộp thuế…
Về tài sản, kết thúc quý I/2023, tổng tài sản của ACB đạt 611.224 tỷ đồng, tăng 0,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 411.289 tỷ, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 1%.
Về nguồn vốn, cuối quý I/2023, ACB có 422.755 tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 2,1% so với đầu năm; hơn 52.857 tỷ tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác- giảm 22%; gần 50.156 tỷ giấy tờ có giá, tăng 13%.
Nhìn chung, những vấn đề khó khăn như lãi suất cao dẫn đến người dân và doanh nghiệp hạn chế đi vay; tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng; những trở ngại trong việc phát triển thu nhập dịch vụ khi hoạt động bancassurance có nhiều biến động, đã bắt đầu được phản ánh vào báo cáo tài chính quý I của ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Các ngân hàng có hơn 91 nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn
- Những ngân hàng nào có tiền gửi ngoại tệ nhiều nhất?
- Vì sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào hệ thống ngân hàng?
- Ngân hàng nào dẫn đầu về hiệu suất sinh lời trên vốn chủ?
- Toàn cảnh ngành ngân hàng quý II: NIM mỏng hơn, nợ xấu tăng mạnh tại nhóm tư nhân