Sau 40 tuổi, hệ miễn dịch bằng một nửa so với tuổi 20: 5 cách giúp bạn giữ lại thanh xuân
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Miễn dịch học Nhật Bản, khả năng miễn dịch đạt đến đỉnh điểm ở tuổi 20, sau đó suy giảm dần, các tế bào miễn dịch suy giảm do lão hóa.
- 12-02-2021Hà Nội sáng mùng 1 Tết: Đường đông hơn mọi năm nhưng vẫn thênh thang yên bình đến lạ, người dân thong thả đạp xe, đi lễ đền Ngọc Sơn
- 12-02-2021Không khí đón giao thừa tại trường tiểu học Xuân Phương, cái Tết đáng nhớ của thầy trò và phụ huynh trong khu cách ly
- 12-02-2021Bậc thầy y học 91 tuổi: Bí quyết có được sức khỏe của tôi rất đơn giản, chỉ duy trì "3 buông"
Ngoài đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới trong mùa đông này, dịch cúm cũng sẽ sẵn sàng bùng phát và không thể coi thường khi mùa xuân.
Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển mùa, hệ miễn dịch suy giảm cũng sẽ khiến con người ta dễ mắc bệnh.
Vậy, người lớn có thể nâng cao khả năng miễn dịch bằng cách nào? Ngoài vắc-xin phòng cúm, các chuyên gia khuyến cáo 5 cách tăng khả năng miễn dịch ở người trung niên, bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt.
Bài viết này của Giáo sư Hoàng Dịch Nhân (Huang Yiren) – Bác sĩ, chuyên gia thể dục thể thao Đài Loan.
Cân bằng thần kinh tự chủ có thể duy trì khả năng miễn dịch
Cái gọi là miễn dịch, nói một cách đơn giản là khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài thông qua các tế bào miễn dịch như bạch cầu khi bị vi rút hoặc vi khuẩn lạ xâm nhập. Hệ thống miễn dịch có liên quan chặt chẽ đến hệ thống thần kinh tự chủ.
Thần kinh tự chủ được chia thành thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm, có nhiệm vụ điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể và ổn định, duy trì các hoạt động sống.
Thông thường, khi chúng ta tham gia vào các hoạt động khác nhau trong ngày, chúng ta sẽ làm tăng sự xung động về mặt cảm xúc. Lúc này, các dây thần kinh giao cảm sẽ phát huy vai trò, giải phóng adrenaline, có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu hạt trong bạch cầu.
Vào ban đêm, cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi, lúc này các dây thần kinh phó giao cảm sẽ phát huy vai trò giải phóng một loại hormone khác là acetylcholine, đồng thời làm tăng số lượng tế bào lympho trong bạch cầu.
Nói cách khác, dưới sự cân bằng của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm, cơ thể có thể duy trì một khả năng miễn dịch nhất định. Một khi hệ thống thần kinh tự chủ bị mất cân bằng, nó sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Miễn dịch học Nhật Bản, khả năng miễn dịch đạt đến đỉnh điểm ở tuổi 20, sau đó suy giảm dần, các tế bào miễn dịch suy giảm do lão hóa. Đến 40 tuổi, chỉ còn khoảng 50% thời kỳ đỉnh cao.
Ngoài ra, do lối sống hiện đại như chế độ ăn uống không cân bằng và thiếu ngủ, cũng như các áp lực khác nhau như công việc và gia đình, người lớn dễ bị rối loạn thần kinh tự chủ và giảm khả năng miễn dịch.
Hiệp hội Miễn dịch học Nhật Bản đề xuất 5 điểm chính sau đây để giúp người lớn cải thiện khả năng miễn dịch
1. Tránh để cơ thể bị khô (thiếu nước)
Tăng cường khả năng miễn dịch là việc cực kỳ quan trọng. Trong đó, bạn phải chú ý đến việc bổ sung nước đầy đủ và giữ ấm cho cơ thể, từ đó mới có thể giúp tăng cường miễn dịch.
Do không khí hanh khô vào mùa đông, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước, quá khô. Do vậy, bạn nên uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, chú ý dưỡng ẩm, tránh để cơ thể mất nước nhiều.
Có thể đặt máy tạo ẩm hoặc khăn ướt trong nhà để tránh không khí quá khô.
2. Giữ ấm cơ thể
Nên mặc quần áo ấm và mũ, khăn quàng cổ, găng tay,… để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Mang khăn và găng tay từ trong nhà trước khi ra ngoài.
Nên tranh thủ tắm nhiều hơn để thư giãn và duy trì nhiệt độ cơ thể. Bạn cũng có thể giữ ấm cơ thể thông qua đồ ăn và đồ uống ấm nóng.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, tuần hoàn máu có thể trơn tru hơn, và các tế bào miễn dịch có thể đến mọi ngóc ngách của cơ thể để thực hiện chức năng miễn dịch của chúng.
3. Điều hòa môi trường ruột
Tăng số lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột có thể cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
Bổ sung nhiều vi khuẩn tốt cho đường ruột như vi khuẩn axit lactic, oligosaccharides (Oligo), chất xơ, có thể lấy từ sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngược lại, nếu mất cân bằng dinh dưỡng do ăn uống thiên lệch, kén ăn, sinh hoạt không bình thường, căng thẳng quá mức, thường xuyên bị táo bón sẽ khiến vi khuẩn có hại trong đường ruột sinh sôi, giảm khả năng miễn dịch.
4. Tập thể dục thích hợp
Thời tiết chuyển lạnh dễ khiến mọi người chọn cách ở nhà, giảm bớt các hoạt động ngoài trời và cũng thường "lười" vận động hơn. Lúc này, tập thể dục vừa phải trong khả năng phù hợp của bạn sẽ có thể giúp tăng cường miễn dịch.
Tập thể dục không chỉ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, mà còn ngăn ngừa béo phì. Chức năng sinh nhiệt của cơ bắp cũng có thể giữ nhiệt độ cơ thể không đổi, giúp trao đổi chất, kích hoạt các tế bào miễn dịch, do đó, bạn nên vận động vừa phải để giữ ấm cơ thể ngay cả khi ở nhà.
5. Chế độ ăn uống cân bằng
Thói quen ăn uống điều độ có thể giữ cân bằng hệ thần kinh tự chủ. Nếu chúng ta muốn nâng cao khả năng miễn dịch thì phải chú ý bổ sung protein, vitamin A, vitamin B và khoáng chất.
Để tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, bạn cần bổ sung nhiều protein, là thành phần chính của tế bào.
Vitamin A và vitamin B có thể duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể, trong khi khoáng chất có thể bảo vệ các tế bào miễn dịch.
Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm lên men và ít uống đồ uống có đá cũng là thói quen ăn uống mà người lớn cần lưu ý.
Cuối cùng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giải tỏa căng thẳng đúng cách có thể giúp người lớn cải thiện khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng.
*Theo Commonhealth
Tổ quốc