Sau 55 tuổi, vẫn "vui thú" làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ
Đây đều là những việc rất đơn giản, giá cả phải chăng mà mọi người có thể thực hiện mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức khỏe.
- 27-10-2023Góa vợ ở tuổi 57, người đàn ông nhận ra: Cách sống tốt nhất trên đời nằm trong 4 chữ đơn giản này
- 27-10-2023Đừng bao giờ để 4 kiểu người này đến nhà, dù mối quan hệ có tốt đến đâu
- 21-10-2023"Nữ hoàng giải trí" Hồ Ngọc Hà tuổi 38: Vừa nhận tiền tỷ show hot, lại tiếp tục góp mặt 1 sự kiện cực khủng
- 20-10-20231 nghệ sĩ trở thành "tâm điểm" chú ý khi diện trang phục lấp lánh đính đầy đá quý, visual sang chảnh trong họp báo
Người ta thường nói "bí quyết sống thọ nằm ở vận động", muốn duy trì sức khỏe thì phải rèn luyện và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, tập thể dục không phải phương pháp duy nhất để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, không phải lúc nào tập thể dục cũng đem lại hiệu quả như mong đợi của tất cả mọi người.
Đặc biệt, với người lớn tuổi, khi cơ thể bắt đầu lão hóa, thể chất có dấu hiệu "xuống dốc", nếu cố ép bản thân phải tập luyện liên tục mỗi ngày không những không có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thể lực sa sút.
Tình trạng này cũng tương tự với những người có bệnh về xương khớp. Cần biết rằng, sau khi đến một độ tuổi nhất định, một lượng lớn canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến mật độ xương giảm. Xương khớp trở nên mỏng manh, rất dễ bị gãy, nứt nếu vận động gắng sức hoặc bị ngoại lực tác động mạnh.
Trên thực tế, sau 55 tuổi, người trung niên có thể phát triển 3 thói quen vui vẻ và lành mạnh sau đây để đem tới lợi ích sức khỏe không kém gì đi bộ.
Ăn uống thanh đạm
Khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của chúng ta sẽ ngày càng giảm theo thời gian. Cộng với thói quen ăn uống không tốt trong thời gian dài, mọi người dễ mắc nhiều bệnh đường tiêu hóa.
Để kéo dài tuổi thọ, nên ăn uống thanh đạm hơn, ăn đều đặn 3 bữa mỗi ngày cùng chế độ ăn ít dầu, ít muối. Tránh xa đồ ăn lạnh, nhiều dầu mỡ, đường, các chất phụ gia và các thức ăn có hàm lượng calo cao. Bên cạnh đó, nên chú ý bổ sung canxi thường xuyên để xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Ngâm chân trước khi đi ngủ
Một vấn đề thường gặp ở người trung niên và cao tuổi là họ ngủ ít, ngủ không say giấc. Nhiều người thường thức dậy lúc 4 hoặc 5 giờ sáng, trằn trọc không ngủ thêm được nữa. Việc thiếu ngủ kéo dài, chất lượng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Do đó, nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ thì nên bắt đầu thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ. Việc này vừa có tác dụng xoa dịu thần kinh, vừa giúp ngủ ngon hơn. Ngâm chân cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch chi dưới hoặc teo cơ.
Bạn có thể cho thêm các loại thuốc bắc, lá ngải cứu, gừng… vào nước ngâm chân để kích thích các huyệt đạo lòng bàn chân, làm giãn cơ và hoạt huyết, giảm gánh nặng hoạt động của mạch máu.
Luôn vui vẻ, lạc quan
Như câu nói "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", để có được một cơ thể khỏe mạnh thì mọi người trước hết phải giữ cho mình một thái độ sống lạc quan, vui vẻ, ít lo lắng. Đặc biệt là sau tuổi 55, chúng ta nên giữ tâm thái bình an để có thể trì hoãn lão hóa, tránh xa bệnh tật.
Người bước vào giai đoạn trung niên mà càng căng thẳng, lo lắng, cáu gắt nhiều thì cơ thể càng nặng nề, dễ mắc bệnh. Ngược lại, nếu chúng ta cười nhiều hơn mỗi ngày, giữ thái độ lạc quan, vui vẻ thì cơ thể sẽ được thư giãn và thoải mái hơn.
Ngược lại, nếu chỉ làm mọi thứ trong điều kiện tinh thần u uất, mệt mỏi, cơ thể vẫn khó có thể trở nên khỏe mạnh. Dù áp dụng nhiều thói quen trường thọ đến mấy, sức khỏe cũng chẳng cải thiện hơn.
Vì thế, chìa khóa quan trọng nhất để các biện pháp trên được phát huy hết tác dụng chính là một tâm thái vui vẻ. Hãy coi những điều trên là niềm vui thú và tận hưởng nó, thay vì coi đó là nguyên tắc, bắt buộc bản thân phải tuân theo.
Lời kết
Sức khỏe của người lớn tuổi chính là tài sản quý giá nhất của con cháu, không thể mua được bằng tiền bạc. Do đó, kể từ khi bước qua tuổi 55, hãy luôn ưu tiên cho sức khỏe để giữ cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, kéo dài tuổi thọ.
Mặc dù đi bộ là cách tốt để giữ gìn sức khỏe nhưng không phải là con đường duy nhất. Thay vì miễn cưỡng bản thân làm điều không thích, hãy lựa chọn một phương pháp lành mạnh, khoa học mà phù hợp với điều kiện thể chất và tinh thần hơn.
*Theo Toutiao
Trí Thức Trẻ