MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 65 tuổi, đi bộ có còn tốt cho tuổi thọ hay không? Bác sĩ nói thẳng: Kiên trì 5 điều sau ích lợi hơn cả tập thể dục

10-08-2024 - 18:32 PM | Sống

Sau 65 tuổi, đi bộ có còn tốt cho tuổi thọ hay không? Bác sĩ nói thẳng: Kiên trì 5 điều sau ích lợi hơn cả tập thể dục

Khi tuổi tác tăng lên, đi bộ đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người cao tuổi, nhưng đừng đánh giá thấp những ảnh hưởng khác mà việc này có thể mang lại.

Đối với người cao tuổi, điều quan trọng là phải hình thành thói quen sống lành mạnh, trong đó bao gồm cả tập thể dục.

Đi bộ mỗi ngày có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, ngăn ngừa cục máu đông một cách hiệu quả; có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu và táo bón; có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ người già mắc các bệnh truyền nhiễm và ung thư...

Mặc dù đi bộ có lợi cho sức khỏe nhưng việc đi bộ phải thực hiện đúng cách và có kiểm soát. Nhiều người cao tuổi chỉ chăm chăm để ý tốc độ và số bước trong quá trình đi, cho rằng đi càng nhanh, càng nhiều thì càng tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng không biết rằng đi bộ quá nhiều có thể gây thương tổn cho sức khỏe, chẳng hạn như tổn thương sụn khớp, đau nhức đầu gối, gót chân, dây chằng, dễ bị kiệt sức…

Sau 65 tuổi, đi bộ có còn tốt cho tuổi thọ hay không? Bác sĩ nói thẳng: Kiên trì 5 điều sau ích lợi hơn cả tập thể dục- Ảnh 1.

Mặc dù đi bộ có lợi cho sức khỏe nhưng việc đi bộ phải thực hiện đúng cách và có kiểm soát.

Tất nhiên, khi cơ thể già đi, nếu bạn muốn duy trì sức khỏe và tuổi thọ, chỉ đi bộ thôi là chưa đủ. Với những người sau 60 tuổi, tốt hơn hết là nên kiên trì 5 điều sau đây, đôi khi còn đem lại nhiều lợi ích hơn cả việc tập thể dục.

Tuân thủ chế độ ăn ít muối, ít béo, ít đường

Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây tổn hại lớn đến mạch máu. Chế độ ăn nhiều muối lâu dài dễ gây ra bệnh cao huyết áp. Như chúng ta đã biết, tác hại lớn nhất của bệnh cao huyết áp là gây xơ vữa động mạch. Sự hình thành mảng bám sẽ dẫn đến hẹp mạch máu.

Chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian dài, chẳng hạn như ăn đồ chiên rán, dầu động vật, thịt mỡ, nội tạng động vật, não động vật, v.v., lại trực tiếp dẫn đến sự gia tăng lipoprotein mật độ thấp, cũng là thủ phạm gây xơ vữa động mạch.

Chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài như lạm dụng đồ uống có ga và ăn nhiều món tráng miệng có hàm lượng đường cao dễ gây ra bệnh tiểu đường loại 2, đồng thời còn gây tổn thương mạch máu nhiều hơn.

Hãy uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước hơn có thể làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu và giúp cải thiện tuần hoàn. Vì vậy, đừng đợi đến khi bạn thấy khát mới uống nước. Bạn nên hình thành thói quen uống nhiều nước xuyên suốt cả ngày, đặc biệt là vào buổi sáng.

Hãy tránh xa thuốc lá và bia rượu

Nếu bạn có thể tránh xa thuốc lá và rượu, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ tốt hơn. Thuốc lá có chứa nicotin, hắc ín, benzopyrene và các chất có hại khác. Những chất có hại này dễ làm tổn thương mạch máu và gây xơ vữa động mạch. Người uống rượu lâu ngày dễ mắc bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.

Đều đặn đi ngủ sớm và dậy sớm

Nếu muốn cơ thể tốt hơn, điều quan trọng là phải duy trì một lịch trình sinh hoạt đều đặn. Mất ngủ kéo dài dễ dẫn đến rối loạn nội tiết và cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone có hại, làm suy giảm các chức năng quan trọng của cơ thể.

Sau 65 tuổi, đi bộ có còn tốt cho tuổi thọ hay không? Bác sĩ nói thẳng: Kiên trì 5 điều sau ích lợi hơn cả tập thể dục- Ảnh 2.

Nếu muốn cơ thể tốt hơn, điều quan trọng là phải duy trì một lịch trình sinh hoạt, nghỉ ngơi đều đặn.

Nghiên cứu về giấc ngủ được thực hiện tại Bệnh viện Brigham & Women (Boston) đã chỉ ra, người thường xuyên thức khuya tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 39% so với người ngủ đủ giấc. Mặt khác, mỗi lần thay đổi thói quen ngủ thì tỉ lệ mắc bệnh tim lại tăng lên 11%.

Tích cực phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính

Khi đi qua tuổi trung niên, bạn nên hình thành thói quen tốt là khám sức khỏe định kỳ. Ngay cả khi phát hiện kịp thời những căn bệnh mãn tính có thể đã xuất hiện trong cơ thể mình, đừng đợi đến khi bệnh nặng rồi mới nghĩ đến việc đi khám.

Với người trên 60 tuổi, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, bệnh thận mãn tính, đột quỵ và các bệnh khác sẽ tăng lên rất nhiều. Những bệnh mãn tính này phải được điều trị tích cực để tránh tình trạng trầm trọng hơn, nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên