MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 lần mắc ung thư, cụ bà vẫn sống thọ 119 tuổi nhờ 4 thói quen đơn giản: Số 4 bất ngờ trái với khuyến nghị của bác sĩ

31-07-2024 - 18:36 PM | Sống

2 lần mắc ung thư, cụ bà vẫn sống thọ 119 tuổi nhờ 4 thói quen đơn giản: Số 4 bất ngờ trái với khuyến nghị của bác sĩ

Thói quen của cụ bà 119 tuổi này trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều người.

Năm 2019, cụ bà Riko Tanaka, khi đó 116 tuổi, sống tại Fukuoka, đã được Kỷ lục Guinness xác nhận là người sống thọ nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2020, cụ tiếp tục lập kỷ lục khi trở thành người cao tuổi nhất Nhật Bản, đón sinh nhật lần thứ 117. Cuộc đời cụ Tanaka kéo dài qua các triều đại Minh Trị, Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành và Lệnh Hòa tại Nhật Bản. Tháng 4 năm 2022, cụ qua đời ở tuổi 119. Đến hiện tại, kỷ lục người đàn ông còn sống cao tuổi nhất thế giới vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là ông John Tinniswood, người Anh, 111 tuổi và 224 ngày.

Câu chuyện về cuộc đời của cụ vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia y khoa, bởi dù từng mắc nhiều bệnh và trải qua hai lần ung thư, cụ vẫn sống thọ hơn trăm tuổi.

Ở tuổi 35, cụ Tanaka bị bệnh thương hàn. Đến tuổi 45, cụ phải phẫu thuật điều trị ung thư tuyến tụy. Khi 76 tuổi, cụ phát hiện bị sỏi mật và tiếp tục phẫu thuật. Ở tuổi 90, cụ phải phẫu thuật mắt để điều trị đục thủy tinh thể. Năm 103 tuổi, cụ được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng và phải trải qua cuộc phẫu thuật thứ tư. Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc cụ bà sống đến 119 tuổi thực sự là một "điều kỳ diệu".

Đi bộ 15 phút mỗi ngày

Cụ bà Riko Tanaka luôn tin rằng "cuộc sống nằm ở sự vận động". Mỗi ngày, cụ dành thời gian đi bộ quanh khu vực gần nhà để tận hưởng cuộc sống. Dù tuổi cao và chân yếu, cụ vẫn kiên trì đẩy khung tập đi và duy trì thói quen đi bộ 15 phút mỗi ngày.

Các chuyên gia cho rằng việc duy trì thói quen vận động là chìa khóa quan trọng để sống thọ. Bác sĩ Chen Xueli, Trưởng khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Lão khoa Bắc Kinh (Trung Quốc), khẳng định rằng đi bộ giúp cải thiện chức năng vận động, tim phổi và khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi. Thói quen này cũng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh như béo phì, tim mạch và một số bệnh khác, đồng thời giảm nguy cơ lão hóa và mất trí nhớ.

2 lần mắc ung thư, cụ bà vẫn sống thọ 119 tuổi nhờ 4 thói quen đơn giản: Số 4 bất ngờ trái với khuyến nghị của bác sĩ- Ảnh 1.

Đi bộ giúp cải thiện chức năng vận động, tim phổi và khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi.

Giải toán để rèn luyện trí não

Từ khi chuyển vào viện dưỡng lão ở tuổi 102, cụ bà Riko Tanaka luôn giữ thói quen giải các bài toán số học để rèn luyện trí não. Đây là bí quyết giúp cụ duy trì sự sắc bén của trí tuệ.

Các chuyên gia cho rằng hoạt động trí não có thể ngăn ngừa suy giảm nhận thức và hỗ trợ kéo dài tuổi thọ. Theo thống kê toàn cầu, cứ mỗi ba giây lại có một người cao tuổi bị suy giảm nhận thức, và tình trạng này tăng dần theo tuổi tác. Để lão hóa một cách khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên duy trì thói quen tập luyện cả thể chất và trí não.

Yêu thích âm nhạc

Lễ hội yêu thích của cụ bà Riko Tanaka là Tankeng, được tổ chức hàng năm. Từ khi mới 7 tuổi, cụ đã đắm chìm trong những giai điệu của lễ hội này và thực hiện các điệu nhảy đơn giản. Dù tuổi cao và chân không còn linh hoạt, cụ vẫn kiên trì thực hiện một số động tác nhảy để thả lỏng cơ xương.

2 lần mắc ung thư, cụ bà vẫn sống thọ 119 tuổi nhờ 4 thói quen đơn giản: Số 4 bất ngờ trái với khuyến nghị của bác sĩ- Ảnh 2.

Để lão hóa một cách khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên duy trì thói quen tập luyện cả thể chất và trí não, đồng thời tiếp tục hòa nhập xã hội.

Theo các chuyên gia, nhảy múa và khiêu vũ có thể giúp người cao tuổi cải thiện trí nhớ, điều phối các chức năng thể chất, nâng cao nhận thức về không gian. Những hoạt động này không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer mà còn thúc đẩy sự hòa nhập xã hội và sức khỏe tinh thần.

Ăn uống tùy thích

Cụ bà Riko Tanaka có niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực. Trong khẩu phần ăn của cụ Tanaka, ngũ cốc nguyên hạt chiếm 1/3 lượng lương thực chính. Mỗi ngày, cụ vẫn tiêu thụ 50-150g ngũ cốc nguyên hạt. Loại ngũ cốc này bao gồm ngô, kê, gạo tím, cao lương, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Cụ cũng thường xuyên tăng cường rau xanh, mỗi ngày cụ thường tiêu thụ 300-500g rau.

Châm ngôn ăn uống của cụ là "ăn những gì mình thích mà không hạn chế bản thân". Vì thế, bên cạnh những bữa ăn chính cân bằng dinh dưỡng, cụ cũng thường xuyên thưởng thức các món ngọt, chocolate và đồ uống có ga, dù điều này trái ngược với những khuyến nghị từ bác sĩ.

*Nguồn: Aboluowang

photo-1722418222346


Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên