Shopee dẫn đầu ngành TMĐT, lãi đậm 3.000 tỷ đồng: Đây là cách “mê hoặc” các chiến thần, khiến chị em quay cuồng chốt đơn lia lịa, có người chi tiêu cả trăm triệu/năm
Từ cái kim, cuộn chỉ cho đến những món đồ điện tử, nhiều người chọn mua trên sàn thương mại điện tử thay vì ra ngoài cửa hàng.
- 08-01-2024Hóa ra đây là thứ rau "bổ nội tạng", xưa kia chỉ dùng cho Hoàng đế, nay mọc đầy trong vườn người Việt
- 08-01-2024Nữ nghệ sĩ miền Nam hiếm hoi góp mặt trong 'Táo quân' là ai?
- 08-01-2024CẢNH BÁO: 2 con giáp này chuẩn bị "túi ba gang" mang tiền về nhà, lại có con giáp cần cẩn trọng kẻo tiêu tán tài lộc trong tháng 1
Chi đến 65 triệu đồng mua sắm trên Shopee
Báo cáo do công ty dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến ngày 25/12/2023 cho thấy, tháng 11/2023, 4 sàn thương mại điện tử mang về tổng cộng 31.195 tỷ đồng giá trị giao dịch (GMV) đến từ 405 nghìn nhà bán. Doanh thu tháng 11/2023 tăng 9,3% so với tháng 10. Trong đó, sàn Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7% (tương đương 22,674 nghìn tỷ đồng).
Trước đó, trong năm 2022, Shopee đã ghi nhận doanh thu tăng vọt lên 11.000 tỷ đồng, gấp gần hai lần so với năm trước đó. Đây cũng là năm đầu tiên sàn thương mại điện tử này có lãi với con số 3.000 tỷ đồng, bù đắp được phần nào số lỗ lũy kế trước đó. Shopee cũng là đơn vị thương mại điện tử duy nhất có lãi trong năm 2022.
Những con số ấn tượng trên đã phần nào phản ánh việc mua sắm trên các sàn thương mại đang trở thành hành vi tiêu dùng phổ biến của người Việt, trong đó Shopee được người tiêu dùng ưu ái hơn. Thay vì “tay xách nách mang”, túi lớn, túi bé, nhiều người chọn đặt hành trực tuyến, ắt có người mang đến tận nhà.
Vào những ngày cận Tết, Thu An (24 tuổi, nhân viên marketing) có thể nhận đến 3 đơn hàng từ Shopee trong 1 ngày. An cho biết đã từ rất lâu chị không còn vào các tiệm tạp hoá gần nhà, đa phần đồ dùng trong nhà đều được mua trên sàn thương mại điện tử này. “Từ những dụng cụ nhỏ nhất như cái bát cho đến các thiết bị điện tử, tôi đều đặt mua trên đây. Khi mua sắm qua các nền tảng trực tuyến còn không mất phí vận chuyển nên tôi cứ thoải mái lựa chọn”, chị nói.
Chia sẻ thêm, Thu An cho biết vào những ngày “giảm giá khủng” hay “sale sập sàn”, chị nhận thấy mức giá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử còn rẻ hơn so với mua ngoài hàng.
Không chỉ bản thân An, đến bà và mẹ của chị cũng thích dùng Shopee hơn thay vì ra ngoài mua sắm. Tổng kết nửa năm qua, chị đã chi 65,9 triệu đồng với 306 đơn hàng trên sàn thương mại này.
Là một tín đồ mua sắm trực tuyến, Trường Nguyễn (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết mình đã đạt đến hạng kim cương với tổng mức chi tiêu trong nửa năm qua là 19,1 triệu đồng.
Trường cho biết đa phần tủ đồ của anh đều được mua trên sàn thương mại điện tử. “Hiện nay, các cửa hàng online trên facebook hay Instagram thường không công khai giá, bắt người mua phải nhắn tin hỏi. Là một người hướng nội, tôi không thích điều này. Bởi đôi khi giá cửa hàng đưa ra không phù hợp với túi tiền của mình mà sau khi hỏi lại không mua thì cũng ngại. Nên tôi thường mua trên Shopee khi mọi sản phẩm đều được công khai giá rõ ràng”, anh cười và nói.
Chàng trai 25 tuổi cho biết thường chọn những sản phẩm có lượt đánh giá cao, đọc nhận xét trước khi “chốt” đơn. Nên mọi sản phẩm về tay đều ưng ý. Anh cho biết một số gian hàng trên Shopee có hỗ trợ đổi size nên không quá lo lắng.
Ngoài quần áo, Trường còn lướt Shopee để mua đồ gia dụng trong nhà từ cái kim, cuộn chỉ cho đến kệ bếp. Anh cho biết hàng được giao đến tận nhà, chỉ việc xuống lấy, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Lý giải sức hút của Shopee?
Gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 8/2016 muộn hơn so với 2 “ông lớn” thương mại điện tử khác là Lazada và Tiki nhưng Shopee nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu nhờ những chiến lược thông minh, độc đáo.
1. Dễ dàng “chốt đơn” nhờ giao diện thân thiện, “gì cũng có” trên Shopee
Ưu điểm nổi bật đầu tiên của Shopee chính là giao diện trực quan giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo từ khoá hoặc hình ảnh, so sánh giá cả cũng như kiểm chứng chất lượng thông qua phản hồi từ khách hàng mua trước đó. Tính năng đơn giản, dễ sử dụng cũng giúp Shopee dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Người dùng có đa dạng sự lựa chọn các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này, từ đồ điện tử, gia dụng đến thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày. Chỉ cần tải 1 ứng dụng, khách hàng có thể trải nghiệm toàn bộ dịch vụ trong hệ sinh thái Shopee: thanh toán đơn hàng, chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại bằng dịch vụ thanh toán trực tuyến ShopeePay, giao đồ ăn bằng ShopeeFood, đặt vé máy bay, thậm chí mua bảo hiểm,...
2. Freeship mọi miền, sản phẩm 1.000 đồng phí ship cũng 0 đồng
Từ một khảo sát, Shopee nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán hàng khi chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online. Chính vì vậy, sàn thương mại điện tử này tập trung giải quyết rào cản này bằng việc xây dựng một chương trình trợ giá vận chuyển hàng tháng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giao hàng.
Người dùng ở Hà Nội hoàn toàn có thể mua sản phẩm từ TP.HCM hay nước ngoài với mức phí vận chuyển rất rẻ chỉ từ vài nghìn đồng, thậm chí 0 đồng giúp khách đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn. Trong những ngày hội giảm giá lớn của Shopee, khách hàng còn có thể săn loạt sản phẩm với giá 1.000 đồng mà vẫn được miễn phí vận chuyển. Sau khi chọn sản phẩm yêu thích, người mua có thể lựa chọn cách thức vận chuyển cũng như theo dõi quá trình đơn hàng đến tay.
Bên cạnh đó từ tháng 5/2023, người mua hàng trên Shopee có thể kiểm tra sản phẩm ngay khi nhận hàng, nếu có dấu hiệu hư hỏng, không đúng với thông tin giới thiệu thì hoàn toàn có quyền từ chối nhận hàng, Ngoài ra, người mua còn có thể yêu cầu đơn vị vận chuyển hướng dẫn cách thức đồng kiểm và cung cấp dụng cụ cần thiết như kéo, dao rọc giấy… để tiến hành đồng kiểm. Chính sách này giúp khách hàng yên tâm hơn mỗi khi quyết định “chốt đơn”.
3. Tháng nào cũng có “ngày hội mua sắm”, ngày nào cũng có “flash sale”
Một chiến lược mà Shopee sử dụng đánh vào hội chứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) của khách hàng chính là những ngày hội giảm giá giới hạn trong từng tháng như Black Friday, 1/1, 2/2,.. kết hợp các hình thức Flash Deal hạ giá theo khung giờ. “Săn sale Shopee” theo tháng, theo các dịp lễ của “sàn Cam” đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng để có thể tiết kiệm hàng triệu đồng khi mua sắm nhờ các voucher có số lượng giới hạn.
Điển hình trong sự kiện "12.12 Shopee Live Sale Sinh Nhật" vừa qua, Shopee đã tung ra hàng loạt chuỗi ưu đãi kết hợp hình thức livestream đang được thịnh hành trên các sàn thương mại điện tử. Chỉ tính riêng ngày 12/12, Shopee ghi nhận lượng người dùng tham gia mua sắm trên nền tảng tăng gấp 39 lần. Xuyên suốt sự kiện này, hơn 1,5 triệu sản phẩm đã được bán ra qua 10.000 phiên livestream của các KOL Affiliate.
Kết quả này cho thấy sức hút từ những đợt khuyến mại lớn của Shopee cũng như chiến lược thông minh khi đầu tư vào xu hướng livestream và và tận dụng mạng lưới KOL Affiliate (Tiếp thị liên kết với người có tầm ảnh hưởng).
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Tết sang tiêu sành
Xem tất cả >>- Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng
- Instagram của hội con nhà giàu Việt những ngày cận Tết: Áo dài, áo bà ba thi nhau phủ sóng
- Chàng trai 8X kiếm hàng nghìn USD nhờ phục vụ thú chơi lạ cho đại gia Việt: ‘Xăm’ trên đồng hồ khó hơn gấp nhiều lần so với xăm trên da người
- Sắm Tết “thả phanh” với thẻ Sacombank khi mỗi ngày nhận tiền hoàn hấp dẫn
- Tri ân đối tác với hộp quà Tết Lưu Niên Cát từ Sheraton Saigon