Sự thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch: Từ gián đoạn, đứt gãy nghiêm trọng chuyển sang 'chế độ' hồi phục và nỗ lực sống sót
Sau cú sốc ban đầu khi đại dịch mới bùng phát, các công ty ở nhiều nơi trên thế giới đang dần thích nghi với một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và sự bất ổn diễn ra trên diện rộng.
- 24-04-2020Chuỗi cung ứng thịt lợn Mỹ gián đoạn nghiêm trọng: Người tiêu dùng hoảng loạn tích trữ nhưng nông dân lại tiêu huỷ hàng trăm nghìn con
- 22-04-2020"Ông vua của thị trường mới nổi" Mark Mobius: Ít phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu, Việt Nam nổi lên như địa chỉ mới cho chuỗi cung ứng
- 18-04-20207 biểu đồ cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đã đổ vỡ vì Covid-19 như thế nào
Khi năm 2020 kết thúc, 24/3 sẽ trở thành một ngày đáng nhớ đối với nhiều người. Vào ngày 24/3, Nhật Bản đã hoãn tổ chức Olympics, Ấn Độ phong toả 1,3 triệu dân, ngày đầu tiên người dân Anh phải ở trong nhà. Hơn nữa, cùng ngày đó, WHO cảnh báo Mỹ có thể trở thành ổ dịch mới của dịch bệnh, Tổng thống Trump cho biết ông muốn nền kinh tế mở cửa lại vào dịp Lễ Phục Sinh.
Cũng vào ngày thứ Ba đáng chú ý đó, CEO của Coca-Cola – James Quincey, đã miêu tả những gì ông đang chứng kiến rằng: "Chuỗi cung ứng trên toàn thế giới đang đứt gãy." Sau đó 1 tháng, một số chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục hoạt động còn số khác thì trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với thực phẩm tươi sống và vật tư, thiết bị y tế.
Nhưng chỉ vài ngày trước, Quincey dường như đã bớt căng thẳng hơn khi việc đóng cửa chỉ xảy ra ở một số nhà máy. Ông cho biết: "Chuỗi cung ứng ở các địa phương đã hoạt động trở lại, chúng tôi chỉ gặp một số vấn đề về các thành phần, nhưng điều này tốt hơn nhiều so với vài tuần trước."
Dẫu vậy, điều tương tự lại không diễn ra đối với các công ty chế biến thịt ở Mỹ, họ phải đóng cửa nhà máy để ngăn chặn sự lây lan đối với các công nhân. Các công ty sản xuất ô tô, mạng lưới nhà cung ứng từ Đông Nam Á đến châu Âu đều chưa thể khởi động lại dây chuyền lắp ráp với toàn bộ công suất.
Dưới đây là một số ví dụ cho thấy các chuỗi cung ứng lớn đang nỗ lực hoạt động như thế nào:
Unilever, với hơn 200 nhà máy trên khắp thế giới, đang hoạt động với khoảng 85% công suất. Theo CEO Alan Jope, điều này cho thấy một số người trên tuyến đầu của chuỗi cung ứng đã cực kỳ "dũng cảm", họ điều chỉnh theo mô hình mới của nhu cầu và đảm bảo các tuyến cung ứng mới cho nguyên liệu.
Cũng như nhiều công ty khác, Unilever đã nỗ lực đảm bảo đủ số lượng nhân viên làm việc, dù lệnh hạn chế ở nhiều nước vẫn đang được áp dụng. Khi miền bắc Italy phong toả, công ty này đã chỉ mất vài giờ để được chấp thuận về việc tiếp tục sản xuất thực phẩm trong khu vực. Tại Ấn Độ, quá trình tương tự mất khoảng 4-5 ngày.
Công nhân đang chuyển đồ tại nhà máy Coca-Cola ở West Valley, Utah (Mỹ).
Pernod Ricard– nhà sản xuất rượu mạnh tại Paris, đang đưa ra nỗ lực lớn để vượt qua tình trạng chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhưng họ lại gặp khó khăn ở Ấn Độ vì quốc gia này vẫn đang phong toả. CEO Alexandre Ricard cho biết hiện vẫn có sự gián đoạn nhỏ đối với cung chính như chai thuỷ tinh, nút chai và nhãn dán. Dẫu vậy, tình hình đã khả quan hơn bởi đội ngũ nhân sự của công ty đang làm việc rất chăm chỉ.
Walmart– chứng kiến nhu cầu ở Trung Quốc tăng đột biến, khi người dân chủ yếu nấu ăn tại nhà. Họ hợp tác với những công ty thực phẩm, giải trí và khách sạn khác để cùng sử dụng nhân sự, nỗ lực tránh tình trạng thiếu người làm. Hơn nữa, công ty này cũng tuyển dụng hơn 15.000 nhân viên bán thời gian ở Trung Quốc.
Việc cùng sử dụng lao động có sự tham gia của khoảng 16 công ty và điều này có nghĩa là hơn 400 cửa hàng Walmart ở Trung Quốc đã sử dụng nhân viên từ các công ty khác. Đại diện của nhà bán lẻ ở Trung Quốc cho biết, họ không chỉ giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực trong bối cảnh nhu cầu sinh kế tăng đột ngột, mà còn giúp giảm áp lực thu nhập cho những người ở các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Nhân viên ở Walmart Trung Quốc đang đi "nhặt" đồ theo đơn đặt hàng trên ứng dụng của khách hàng.
Ngoài Walmart, các công ty bán khác ở Trung Quốc gồm Yonghui Superstores và chuỗi siêu thị Hema cũng thực hiện cách làm tương tự. Theo đó, cách sắp xếp lực lượng lao động như vậy có thể trở thành xu hướng sau đại dịch.
Volkswagen hôm 20/4 cho biết họ nhận thấy chuỗi cung ứng vẫn hoạt động trơn tru và linh hoạt từ tất cả các bên. Trưởng bộ phận mua hàng tại VW Group Trung Quốc - Karsten Schnake, cho biết: "Bước tiếp theo là đảm bảo quá trình sản xuất ở châu Âu và cả Trung Quốc. Chúng tôi có nguồn cung cấp cho hơn 2.000 thành phần từ châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Phần lớn, chúng tôi có thể đảm bảo việc lắp ráp trong vài tuần nữa."
Tuy nhiên, ngành công nghệ tiếp tục đối mặt với sự bất ổn do đại dịch gây ra.
Tháng này, Broadcom cảnh báo khách hàng rằng họ cần đặt hàng sản xuất các thành phần ít nhất là trước 6 tháng. Đây là khoảng thời gian rất dài, cho thấy sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu đã nghiêm trọng hơn dự đoán.
Taiwan Semiconductor Manufacturing và SK Hynix– 2 tập đoàn có cái nhìn bao quát về chuỗi sản xuất toàn cầu khi họ đóng vai trò là nhà sản xuất ở "thượng nguồn", đã giảm bớt mối lo ngại rằng Covid-19 đang khiến chuỗi cung ứng gặp xáo trộn, nhưng cảnh báo rằng sẽ có sự thay đổi nhanh chóng nếu đại dịch kéo dài.
TSMC– nhà cung cấp silicon chất lượng cao cho các công ty lớn từ Apple đến Huawei và Qualcomm, thừa nhận về khả năng chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong báo cáo thường niên công bố hôm 21/4. Tuy nhiên, CFO Wendell Huang nhấn mạnh rằng sự điều chỉnh khéo léo có thể giảm bớt thiệt hại, cho thấy niềm tin về đà hồi phục dần dần.
Đối với các công ty ở Mỹ và châu Âu, những gì có thể diễn ra là việc họ đánh giá lại, liệu các nguồn cung cấp chính có nên được chuyển về gần quốc gia đó hay không. CEO của Emerson Electric – chuyên cung cấp thiết bị tự động hoá cho ngành dầu khí và sản xuất hàng tiêu dùng, cho biết: "Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến không chỉ 1 mà là nhiều quốc gia thực hiện phong toả. Do đó, những gì chúng ta sẽ phải làm là đánh giá điều này dựa theo tác động về kinh tế và rủi ro đối với các doanh nghiệp."
Tham khảo Bloomberg
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19