Đằng sau quyết định hạ lãi suất của Trung Quốc
Quỹ bình ổn tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro đã chính thức tuyên bố Hy Lạp mất khả năng thanh toán, động thái có thể khiến Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone ngay lập tức.
- 03-07-2015Chứng khoán Trung Quốc đã giảm 30%
- 27-06-2015Chứng khoán giảm quá mạnh, Trung Quốc hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục
- 19-06-2015Bong bóng ở Trung Quốc sắp vỡ?
Năm 2015 đã đi được nửa chặng đường nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn u ám. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cuối tuần qua đã bất ngờ tuyên bố hạ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Truyền thông Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng động thái này không phải để nhằm che đậy sự thật về kinh tế Trung Quốc, mà do tình thế bắt buộc để cứu nền kinh tế, cứu địa phương và cứu doanh nghiệp.
Tờ “Kinh tế Nhật báo” ngày 29/6 cho rằng lần hạ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc này của Trung Quốc có điều gì đó không bình thường. Ngày 25/6 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tái khởi động giao dịch mua giấy tờ có giá có cam kết bán lại (Reverse Repo) sau 10 tuần gián đoạn và tiến hành bơm 35 tỉ nhân dân tệ vào hệ thống tài chính. Động thái này rõ ràng là có ý dẫn dắt giá thành tài chính giảm xuống và thông thường được giải thích là chỉ dấu cho thấy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ tạm thời không tiến hành giảm lãi suất cũng như giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Các nguồn tin trong giới tài chính cũng nhận định rằng, quyết định giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc sớm nhất là phải đợi tới trung tuần tháng 7 khi các số liệu kinh tế được công bố.
Tuy nhiên, trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần qua, chứng khoán Trung Quốc đã trượt dốc mạnh. Vì vậy, động thái trên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được dư luận cho là có liên quan chặt chẽ với diễn biến của thị trường chứng khoán nước này. Giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc đương nhiên sẽ ảnh hưởng tích cực tới thị trường chứng khoán, nhưng quan trọng hơn là để cứu xu thế lớn của nền kinh tế. Quyết sách điều tiết vĩ mô quan trọng này được quyết định tại Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tuần trước và trở thành nội dung cốt lõi để tập thể Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu tại Hội nghị ngày 26/6 vừa qua.
Theo cách nói chính thức của Trung Quốc, chính sách tiền tệ ổn định thận trọng hiện hành yêu cầu Ngân hàng Nhân dân phải vận dụng nhiều công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tính thanh khoản thích hợp. Nhưng quyết định hạ lãi suất, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc lần này của Trung Quốc lại được đưa ra khi tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng (về tổng thể) tương đối dồi dào. Do vậy, mục đích chủ yếu của quyết định nêu trên nằm ở chính sứ mệnh lớn của chính sách tiền tệ hiện nay ở Trung Quốc. Đó là “ổn định tăng trưởng”.
Tình hình kinh tế Trung Quốc hiện vẫn rất phức tạp, được thể hiện qua số liệu kinh tế tháng 5/2015. Giới kinh tế hiện vẫn tồn tại bất đồng lớn khi tìm đáp án cho câu hỏi: “Tình hình đi xuống của kinh tế Trung Quốc rốt cuộc đã thực sự lắng dịu hay chưa? Đã chạm đáy hay chưa?”. Những người lạc quan nhận định kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ hồi phục. Nhưng những người bi quan lại dự đoán các biện pháp vĩ mô trong 6 tháng đầu năm 2015 vẫn chưa hoàn toàn đạt được hiệu quả và nền kinh tế vẫn đang vận hành trong thời kỳ gian nan.
Giới quyết sách Trung Quốc rõ ràng không lạc quan trong dự đoán về tình hình kinh tế nước này. Số liệu kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế thực thể vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và sự mất cân bằng, nên cần phải áp dụng hàng loạt biện pháp hữu hiệu để xoay chuyển tình hình ngay khi 6 tháng cuối năm bắt đầu.
Biện pháp trước tiên được áp dụng chính là hạ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Thứ nhất là nhằm cứu xu thế lớn của nền kinh tế, giảm lãi suất để nền kinh tế vận hành trên mức giới hạn. Thứ hai là để cứu địa phương. Căng thẳng tài chính địa phương tuy đã lắng dịu nhờ chương trình hoán đổi nợ, nhưng giá thành vay vốn vẫn khó có thể khiến địa phương chịu đựng được, giảm lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp địa phương giảm giá thành vay vốn. Thứ ba là để cứu nền kinh tế thực thể, cứu ngành nông nghiệp và cứu các doanh nghiệp nhỏ. Việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc có định hướng là nhằm tăng cường điều tiết mang tính kết cấu.