Tại sao giá trị của đồng USD vẫn đứng vững khi Covid-19 tạo 'sóng gió' lớn cho thị trường?
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh, thậm chí đồng USD có lúc còn tăng 4% so với rổ các đồng tiền tệ lớn khác, trong đó có euro, bảng Anh, yen Nhật, đô la Canada, franc Thuỵ Sĩ và krona Thuỵ Điển.
- 29-04-2020CNBC: Mỹ sẽ phải tốn hàng nghìn tỷ USD đến tận năm 2022 mới có thể hoàn toàn hồi phục nền kinh tế sau dịch Covid-19
- 29-04-2020Nếu đầu tư 1.000 USD vào Netflix 10 năm trước, đây là số tiền bạn có ở hiện tại
- 27-04-2020Virus corona siêu nhỏ đang "khoét" những lỗ hổng khổng lồ trong siêu dự án nghìn tỉ USD của TQ
Theo số liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Hơn 1,8 nghìn tỷ USD đang được lưu hành trên toàn thế giới. Hơn nữa, có thể khoảng 2/3 tổng số tờ 100 USD và gần 1 nửa số tờ 50 USD đang được các nước ngoài Mỹ nắm giữ. Trên thực tế, đồng USD thực sự là một đồng tiền có giá trị quốc tế, nghĩa là được nhiều chính phủ dự trữ và hầu hết người dân, doanh nghiệp đều tin tưởng sử dụng trong các thương vụ giao dịch quốc tế.
Thậm chí ngay cả khi đại dịch Covid-19 khiến thị trường toàn cầu biến động mạnh, khiến hàng nghìn tỷ USD giá trị tài sản bị "thổi bay", thì đồng bạc xanh vẫn không hề bị ảnh hưởng. Có lúc, đồng USD còn tăng 4% so với rổ các đồng tiền tệ lớn khác, trong đó có euro, bảng Anh, yen Nhật, đô la Canada, franc Thuỵ Sĩ và krona Thuỵ Điển.
Tại sao giá trị của đồng USD lại tăng lên như vậy?
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từng giải thích rằng đồng USD mạnh là nhờ sự ổn định của nền kinh tế Mỹ, bởi mọi người muốn nắm giữ đồng bạc xanh và tính an toàn của nó. Ngoài ra, ở những thời điểm thị trường bất ổn, nhà đầu tư đổ xô tìm đến các loại tài sản an toàn - giá trị vẫn "đứng vững" bất chấp biến động mạnh.
Đồng USD "đến" từ nền kinh tế lớn nhất thế giới - có sự ổn định về kinh tế và chính trị. Và ngay cả khi bạn khá chắc rằng giá trị đồng USD sẽ biến động, thì nó sẽ không lao dốc thảm hại như đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ hay peso của Argentina.
Do đó, khi nhu cầu nắm giữ đồng USD tăng mạnh ở thời điểm khủng hoảng kinh tế, khiến tình trạng thiếu hụt có thể sẽ xảy ra, thì vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn. Fed chịu trách nhiệm phát hành đồng bạc xanh và đưa ra thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hụt đó.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng Covid-19, NHTW Mỹ sẽ đưa ra một số "hạn mức hoán đổi" (swap line) đối với 1 số NHTW khác, để đảm bảo rằng sẽ có đủ tiền cho các khoản đầu tư và chi tiêu. Điều này giúp thị trường tiền tệ ổn định khi nhu cầu đối với đồng USD tăng vọt.
Tại sao đồng USD lại trở thành đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới?
Trong 1 thời gian, các nền kinh tế phát triển neo giá trị đồng tiền tệ của họ với vàng. Tuy nhiên, trong Thế chiến I, nhiều quốc gia phát triển bắt đầu ngừng sử dụng tiêu chuẩn này và chi trả chi phí quân sự bằng tiền giấy. Cuối cùng, đồng USD - khi đó vẫn được neo giá với vàng, lại tăng giá so với bảng Anh và trở thành đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới.
Trong thế chiến II, Mỹ bán vũ khí và vật tư cho nhiều nước đồng minh, với tài sản trao đổi là vàng. Đến năm 1947, Mỹ đã nắm giữ 70% tổng lượng vàng dự trữ trên thế giới, "bỏ xa" nhiều quốc gia khác. Theo đó, để khắc phục điều này và những vấn đề tài chính khác, 44 quốc gia đồng minh đã đưa ra quyết định các đồng tiền tệ của thế giới sẽ được neo giá theo đồng USD.
Khi các NHTW bắt đầu xây dựng "kho" dự trữ tiền tệ, họ thay thế các đồng tiền tệ này bằng vàng, giảm lượng dự trữ đồng USD và điều này làm "nhen nhóm" mối lo ngại về tính ổn định của đồng USD.
Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon khiến cả thế giới choáng váng khi ông quyết định không neo giá trị đồng USD theo vàng. Kể từ đó, tỷ giá hối đoái tự do "ra đời", có nghĩa là tỷ giá hối đoái không còn được điều chỉnh theo vàng và có diễn biến theo tác động của thị trường.
Bất chấp những giai đoạn bất ổn của thị trường và ảnh hưởng của lạm phát, đồng USD vẫn là đồng tiền tệ được dự trữ nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, phần lớn (88%) giao dịch ngoại hối trên thế giới đều được thực hiện bằng đồng USD.
Trong những năm gần đây, một số NHTW đã dự trữ thêm đồng CNY. Việc Mỹ áp lệnh trừng phạt lên một số quốc gia, như Iran và Triều Tiên, đã khiến họ không muốn giao thương bằng đồng USD. Tuy nhiên, trong tương lai gần, vẫn khó có thể thấy bất kỳ đồng tiền tệ nào có sự nổi trội hơn so với đồng USD.
Tham khảo CNBC
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19