Tập thể dục buổi sáng hay buổi tối giúp hạ đường huyết nhanh hơn? Sai lầm 70% người có đường huyết cao đang gặp phải mà không biết khiến bệnh thêm nặng, "rước'' thêm biến chứng vào người
Chọn sai thời điểm tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng ở những người có đường huyết cao, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.
- 26-01-20223 loại thực phẩm là "máy gia tốc" về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau
- 25-01-20224 thói quen nhỏ vào buổi sáng nhiều người mắc khiến phổi "thủng như tổ ong": Nếu cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy đến bệnh viện khám ngay kẻo không kịp
- 25-01-20223 loại nước ngọt miệng nhưng “cực độc” cần tránh mỗi tối kẻo lượng đường trong máu tăng vọt, người khỏe mạnh cũng nên tránh xa
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để rèn luyện, nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, các bài tập thể dục hay các môn thể thao vận động khác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tập thể dục đúng thời điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết. (Ảnh: Internet)
Nếu đem so sánh một người bị bệnh tiểu đường tập thể dục trong thời gian dài và một người bệnh tiểu đường không tập thể dục, chắc chắn người tập thể dục thường xuyên sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn, thể lực tốt hơn và khả năng chống lại các biến chứng cao hơn nhiều so với người không tập.
Tuy nhiên, không phải cứ chăm chăm vào tập thể dục là sẽ giảm được đường huyết, tập thể dục không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ về nhiều mặt, không những không thể ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng, mà còn đẩy nhanh sự xuất hiện của chúng.
Người có đường huyết cao nên tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối ?
Như chúng ta đã biết, khung giờ tập luyện thể dục thể thao phổ biến nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy và buổi tối. Vậy khi xét trên quan điểm về thời gian, tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường?
Tập thể dục vào buổi sáng hay tối đều tốt cho người bị tiểu đường, tuy nhiên, việc chọn sai thời điểm tập luyện đôi khi sẽ dẫn tới những rủi ro không mong muốn cho người tập. (Ảnh: Internet)
Nhiều người quan niệm rằng sáng sớm là thời điểm "vàng" để tập thể dục, song đây chỉ là quan điểm hình thành do thói quen vận động vào sáng sớm của đa số. Thứ nhất, việc người mắc bệnh tiểu đường tập thể dục buổi sáng là rất phản khoa học, nhất là khi nhịn ăn sáng để tập thể dục, trường hợp này dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết trong lúc tập khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Thứ hai, việc tập thể dục buổi tối cũng không khoa học và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bởi lẽ khi vận động, các cơ quan hoạt động năng suất hơn, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất khiến thần kinh người đó trở nên hưng phấn. Nếu tập thể dục vào buổi tối muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết lúc đói vào ngày hôm sau.
2 khoảng thời gian luyện tập đem lại hiệu quả ổn định đường huyết ở mức cao nhất
Tuân thủ theo kế hoạch tập luyện là việc không hề dễ dàng khi chúng ta có quá nhiều những bận tâm về công việc và gia đình, các dự định có thể thay đổi liên tục. Cả tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều có lợi nếu như chúng ta có hiểu biết đúng.
Đối với những người có thói quen tập thể dục vào buổi sáng, thời điểm tốt nhất là nửa tiếng sau khi ăn sáng xong, khi đó mặt trời ló dạng, không khí được khử trùng, nên tập thể dục trong môi trường thoải mái, tránh ô nhiễm.
Còn nếu bạn là người không thể dậy sớm và chọn tập thể dục vào buổi tối thì bạn nên ăn trước 6h30 sau đó bắt đầu bài tập sau khi nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng. Cần chú ý không nên tập quá khuya kẻo cơ thể bị hao mòn, suy giảm thể lực, gây ra các biến chứng khác.
Với người có đường huyết cao, thời điểm tốt nhất để tập thể dục buổi sáng là nửa tiếng sau khi ăn sáng xong. (Ảnh: Internet)
Để có được nhiều lợi ích sức khỏe nhất từ việc tập thể dục, thời điểm tốt nhất trong ngày để tập thể dục là khi bạn thực sự sẵn sàng để tập luyện. Vì vậy hãy chọn một thời gian thích hợp và tuân theo thời gian đó, bất kể đó là buổi sáng hay buổi tối. Tập thể dục đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để phát triển thói quen tập thể dục lâu dài.
Một số bài tập và môn thể thao giúp ổn định đường huyết, phù hợp cho người bệnh tiểu đường là yoga, khiêu vũ, đi bộ nhẹ nhàng, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, có thể ăn các loại thực phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết vừa có thể cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
(Theo 163.com)
Nhịp sống kinh tế
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ