Thận ‘sợ’ nhất 10 hành vi này, trong đó rất nhiều thói quen thường gặp, đặc biệt ở nam giới
Một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận hoặc tổn thương thận.
- 20-11-2023Đi làm mà thấy 4 dấu hiệu này, cẩn thận sức khỏe đang kêu cứu, điều chỉnh ngay còn kịp
- 19-11-2023Loại gia vị quen thuộc dùng quá nhiều không chỉ gây tiểu đường mà còn tăng nguy cơ sỏi thận
- 17-11-20233 sai lầm khi uống nước vào buổi sáng gây tổn hại tim, thận, dạ dày: Nhiều người chưa biết để tránh
Theo Healthline, thận là cơ quan có kích thước bằng nắm tay, nằm ở dưới cùng của khung xương sườn, nằm ở cả hai bên cột sống. Thận có nhiều chức năng. Quan trọng nhất, hai quả thận lọc các chất thải, nước dư thừa và các tạp chất khác từ máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.
Ngoài ra, thận còn điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Chúng cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.
Thận cũng chịu trách nhiệm kích hoạt một dạng vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để tạo xương và điều chỉnh chức năng cơ bắp.
Duy trì sức khỏe thận rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Bằng cách giữ cho thận khỏe mạnh, cơ thể bạn sẽ lọc và thải chất thải đúng cách, đồng thời sản xuất hormone để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, có nhiều hành vi và thói quen xấu có thể vô tình làm tổn thương thận. Dưới đây, Web MD liệt kê 10 hành vi như vậy.
1. Ăn quá nhiều protein
Protein rất cần thiết trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu thận vốn đang không hoạt động bình thường, ăn quá nhiều protein có thể khiến thận hoạt động quá tải. Hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể cần ăn một lượng nhỏ các loại protein khác nhau. Trứng, cá, đậu và các loại hạt đều là những nguồn protein tốt.
2. Ăn quá nhiều muối
Ở một số người, quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng tốc độ tổn thương thận. Thói quen này cũng có thể dẫn đến sỏi thận, gây buồn nôn, đau dữ dội và khó đi tiểu.
3. Hút thuốc
Hút thuốc không chỉ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao và bệnh tiểu đường loại 2 - hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận - mà còn có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc dùng để điều trị 2 bệnh này.
Đặc biệt, hút thuốc cũng làm chậm lưu lượng máu đến thận và có thể gây ra các vấn đề về thận ở những người đã mắc bệnh thận.
4. Uống quá nhiều rượu bia
Những người nghiện rượu có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Còn một lần uống say (hơn 4 hoặc 5 ly trong vòng chưa đầy 2 giờ) hiếm khi dẫn đến tổn thương thận cấp tính và khi tình trạng này xảy ra, mọi người thường không cần phải lọc máu.
5. Uống quá nhiều soda
Nếu bạn uống ít nhất hai lon soda dành cho người ăn kiêng mỗi ngày, bạn có thể dễ mắc bệnh thận hơn. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ uống soda dành cho người ăn kiêng có thận hoạt động kém hơn 30% sau 20 năm so với những phụ nữ khác.
Đồ uống được bổ sung đường như nước ép trái cây và soda thông thường cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thận cao hơn.
6. Không uống đủ nước
Thận cần nước để hoạt động bình thường. Không uống đủ nước - đặc biệt nếu điều này xảy ra thường xuyên - có thể gây tổn thương thận. Làm thế nào bạn có thể biết liệu bạn có đang uống đủ nước hay không? Nếu đủ, nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt.
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Dùng thường xuyên với một lượng lớn thuốc giảm đau không kê đơn - acetaminophen, aspirin, naproxen và ibuprofen - có thể làm hỏng thận. Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn đang dùng và liều lượng để xem liệu bạn có cần một lựa chọn khác hay không.
8. Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể gây ra tiêu cơ vân, tình trạng mô cơ bị tổn thương và sau đó bị phá vỡ rất nhanh. Điều này thải các chất vào máu có thể làm tổn thương thận và khiến thận suy hỏng. Đừng lạm dụng tập luyện. Hãy tăng cường độ dần dần.
Nếu có thể, hãy tránh tập luyện ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau cơ và nước tiểu có màu sẫm.
9. Lạm dụng steroid thể hình
Một số người dùng steroid đồng hóa - loại thuốc hoạt động giống như nội tiết tố nam testosterone - để có được cơ bắp. Nhưng chúng có thể gây ra sẹo ở các bộ phận lọc máu của thận. Điều này có thể làm cho thận sưng lên, khiến bạn mất protein trong máu và khiến bạn có lượng cholesterol cao.
10. Lạm dụng thuốc trị chứng ợ nóng
Các loại thuốc gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI), có tác dụng làm giảm axit dạ dày, có thể gây tổn thương thận nếu bạn dùng chúng trong thời gian dài.
Một số nghiên cứu cho thấy dùng nhiều PPI cũng có thể khiến bạn dễ mắc bệnh thận kéo dài. Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc trị chứng ợ nóng khác có thể tốt hơn cho bạn hay không.
Làm gì để cải thiện sức khỏe thận?
Thận rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Cơ quan này chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng, từ xử lý chất thải của cơ thể đến tạo ra hormone. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc thận phải là ưu tiên hàng đầu về sức khỏe.
Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận của bạn luôn khỏe mạnh.
Nếu bạn mắc một căn bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ tổn thương thận hoặc bệnh thận, bạn cũng nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu mất chức năng thận.
(Theo Web MD, Healthline)
Đời sống & pháp luật
Sự kiện: 35 khỏe, trẻ thật lâu
Xem tất cả >>- Làm gì vào ban đêm để thọ 100 tuổi: Đây là 5 thói quen đáng học hỏi của những người sống lâu nhất hành tinh
- Sau 50 tuổi, đàn ông không có 4 đặc điểm này thì xin chúc mừng: Chứng tỏ gan khoẻ, mạch máu “trẻ”, có khả năng sống thọ
- Mấy giờ đi ngủ được xem là thức khuya? Không phải 11 hay 12 giờ, hóa ra lâu nay nhiều người đã hiểu nhầm
- Nghiên cứu DNA của 7 người trên 110 tuổi phát hiện điểm chung của những người "siêu thọ" chính là sở hữu "đặc điểm" này trong cơ thể
- Sau 40 tuổi, dù nam hay nữ vẫn làm được 8 việc này chứng tỏ thể lực tốt, tăng thêm hơn 20 năm tuổi thọ