Thanh niên 28 tuổi giật mình vì mỡ máu tăng cao: PGS cảnh báo nguy cơ đến từ 2 thói xấu nhiều người mắc
Khi đi khám sức khỏe, anh L.Đ.Ph (28 tuổi, ở Hà Nội) đã rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo chỉ số mỡ máu của anh tăng cao.
- 23-01-2024Giảng bài mãi con không hiểu, bà mẹ lên cơn vỡ mạch máu tim, não, bác sĩ cảnh báo
- 16-12-2021Trời lạnh có thể làm vỡ mạch máu, gây đột quỵ, thực hiện 5 điều này trong mùa lạnh để có sức khỏe tốt
- 24-03-2021Người phụ nữ 36 tuổi bị vỡ mạch máu, "thối" nhiều lỗ lớn trên phổi, bác sĩ xót xa: Có nhiều bạn trẻ như thế
Nội dung chính:
- Thanh niên 28 tuổi phát hiện mỡ máu tăng cao khi đi khám.
- Yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng mỡ máu.
- Phòng ngừa tăng mỡ máu.
Đi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện mỡ máu cao
Trong lần đi khám sức khỏe gần nhất, anh L.Đ.Ph. (28 tuổi, đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã giật mình khi bác sĩ thông báo chỉ số mỡ máu của anh rất cao. Bác sĩ cảnh báo anh Ph. cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe và hẹn anh tái khám sau 1 tháng.
Trong 1 tháng, nếu anh Ph. thay đổi chế độ ăn và tập luyện nhưng không hiệu quả thì bác sĩ sẽ phải kê thuốc uống để giúp anh hạ mỡ máu.
Theo anh Ph., do sống một mình dưới thành phố nên anh thường xuyên ăn ở bên ngoài, tụ tập bạn bè sau mỗi buổi làm. Buổi trưa anh thường gọi cơm văn phòng hoặc đồ ăn nhanh. Còn về tập luyện thì anh Ph gần như không tập bất kỳ bộ môn nào.
Sau khi nghe bác sĩ cảnh báo nguy cơ của mỡ máu cao, anh Ph. đã tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lại chế độ ăn. Vào buổi chiều tối, anh Ph. tranh thủ chạy bộ. Sau một tháng kiên trì thay đổi chế độ ăn kết hợp với tập luyện, anh Ph. đến viện kiểm tra lại chỉ số mỡ máu. Kết quả cho thấy chỉ số mỡ máu giảm thấp hơn nhưng vẫn chưa về mức bình thường.
Bác sĩ đã kê thuốc uống cho anh và khuyến cáo anh vẫn cần phải tiếp tục duy trì chế độ ăn khoa học và tập luyện để đưa mỡ máu về mức bình thường.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao
Hiện nay, tỷ lệ người bị dư thừa cholesterol ở Việt Nam ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lối sống ít vận động, thói quen ăn uống hoắc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Ngoài ra, nhận thức của người dân về tình trạng mỡ máu cao vẫn còn kém.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một số lý do khiến cho người trẻ mắc mỡ máu cao sớm là thói quen ăn thiếu tiết chế và lối sống ít vận động.
1. Ăn đồ ăn sẵn
Theo phó giáo sư Lâm, hiện nay người trẻ thường thích ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán. Các thực phẩm này thường có chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn ngoài hàng quán, ăn nhiều thịt cũng có thể làm tăng mỡ máu. Thực phẩm chứa nhiều cholesterol thường được tìm thấy ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo và nội tạng động vật.
Ngoài ra, việc thường xuyên uống rượu bia, nước ngọt cũng sẽ làm tăng cholesterol xấu và triglyceride trong máu.
2. Lối sống tĩnh tại
Phó giáo sư Lâm cho biết, hiện nay người trẻ thường ít vận động. Thói quen này có thể làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mỡ máu cao.
Ngoài 2 yếu tổ kể trên, một số nguyên nhân khác có thể khiến mỡ máu tăng cao là: Mắc bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường); Yếu tố tiền sử gia đình; Tuổi tác (Càng lớn tuổi thì khả năng bị hẹp động mạch, xơ vữa động mạch càng cao).
Phó giáo sư Lâm khuyến cáo, mỡ máu cao nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Cách giảm nguy cơ mắc mỡ máu cao
Để phòng ngừa mỡ máu cao, mọi người cần thực hiện các biện pháp hạn chế tình trạng dư thừa cholesterol. Cụ thể bao gồm:
- Hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
- Bổ sung chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) vào chế độ ăn uống: Nhóm chất béo không bão hòa bao gồm: omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu (cá hồi, cá trích,...) và các loại dầu thực vật (dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương...).
- Tăng cường tham gia các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, bơi lội…).
- Không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia.
Đời sống & pháp luật