Thêm 1 thứ này vào cốc nước ấm sẽ thành "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên, đều đặn uống hàng ngày sẽ giúp bệnh tiểu đường tránh xa bạn
Với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc uống đủ nước mỗi ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết.
- 27-01-20225 loại thực phẩm khiến cho đường huyết tăng cao quá mức, BS khuyên nên ăn 3 món để hạ đường huyết, tránh được các biến chứng nguy hiểm
- 26-01-2022Loại rễ "thần dược" lợi đủ đường mà giá lại rẻ như cho: Hạ đường huyết, thanh nhiệt, giải độc gan, trị ho đều được nhưng 5 đối tượng này phải tránh xa
- 26-01-2022Tập thể dục buổi sáng hay buổi tối giúp hạ đường huyết nhanh hơn? Sai lầm 70% người có đường huyết cao đang gặp phải mà không biết khiến bệnh thêm nặng, "rước'' thêm biến chứng vào người
Ngày nay, cuộc sống ngày càng tốt hơn nhưng điều đó cũng đồng nghĩa rằng bệnh tật xuất hiện ngày nhiều. Do chế độ ăn quá dư thừa chất, ít có thời gian vận động nên tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều.
Với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc uống đủ nước mỗi ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết. Mỗi tế bào, cơ quan và mô của chúng ta đều cần có nước để duy trì các chức năng của cơ thể và giữ nhiệt độ ở mức bình thường. Nếu uống đủ nước, ta cũng có thể hỗ trợ thận loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu.
Trong các loại nước tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nước lọc là loại nước được khuyên dùng đầu tiên. Nhưng bạn có biết: Chỉ cần thêm 1 trong 5 thứ sau vào nước thì sẽ còn tốt hơn, hiệu quả không khác nào "thuốc hạ đường huyết " tự nhiên.
Thêm 1 thứ này vào cốc nước ấm sẽ thành "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên
1. Giấm táo
Hàng ngày, bạn có thể pha khoảng 10-30ml giấm táo vào 1 cốc nước lọc và uống mỗi ngày một lần. Thức uống này được chứng minh rằng có thể cải thiện chức năng insulin và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Theo Healthline, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau.
Ngoài uống nước giấm táo, bạn cũng có thể sử dụng giấm táo như một loại nước sốt thơm bổ sung rất nhiều cho các món salad làm từ trái cây.
2. Thêm hoa cúc vào nước ấm
Loại nước giúp ổn định lượng đường trong máu tốt bậc nhất mà bác sĩ khuyên người tiểu đường nên tăng cường đó là trà hoa cúc. Hoa cúc khô có tác dụng xua tan phong nhiệt, làm dịu gan và cải thiện thị lực, thường được dùng để thanh nhiệt, trừ hỏa, trên thực tế, trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao.
Trà hoa cúc có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu, và có chứa các chất đặc biệt có thể ức chế hoạt động của enzym trong các biến chứng của bệnh tiểu đường . Đặc biệt, trà hoa cúc không chứa calo có thể thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không được uống trà hoa cúc lúc đói vì bụng rỗng mà uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng "say trà". Cần tránh uống trước khi đi ngủ vì có thể gây ra mất ngủ.
3. Bột kiều mạch
Kiều mạch vốn nổi tiếng với chức năng hạ lipid máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp và kích hoạt bài tiết insulin. Pha kiều mạch với nước ấm, chúng ta sẽ có được thức uống vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Trong kiều mạch có chứa bioflavonoid và selen có thể loại bỏ các gốc tự do, sửa chữa các tế bào, giúp cải thiện độ nhạy của tế bào và mô với insulin, từ đó phòng bệnh tiểu đường tốt hơn.
4. Râu ngô
Nhiều người tin rằng râu ngô là loại thuốc lợi tiểu, tiêu sưng mà không biết nó có còn là một phương thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Râu ngô với thành phần chính là saponin là thành phần chính có tác dụng hạ đường huyết, tăng đông máu và đẩy nhanh quá trình đông máu, uống lâu dài có thể tăng cường chức năng của insulin. Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cũng cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường .
Tuy vậy, bạn chỉ nên uống nước râu ngô để trị bệnh liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải. Không nên dùng râu ngô thay nước lọc.
5. Mướp đắng
Mỗi ngày dùng mướp đắng cắt lát mỏng ngâm trong nước 30 phút rồi uống có thể giúp bổ sung insulin cho cơ thể, ngoài ra saponin có trong mướp đắng còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên ăn mướp đắng thường xuyên để giảm lượng đường trong máu. Tuy vậy, cần lưu ý mướp đắng có tính lạnh, không thích hợp với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, dạ dày thiếu máu.
Lưu ý:
Không nên pha thêm đường, mật ong, các chất tạo ngọt vào nước vì sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Không nên sử dụng chúng thay hoàn toàn nước lọc.
Liều dùng còn tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của từng người, do đó bạn nên đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nhịp sống Việt