Thống đốc Lê Minh Hưng: Các NHTM đã cam kết tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất
Trong cuộc họp giữa NHNN với các NHTM, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết các NHTM đã có sự đồng thuận, dự kiến giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,3% - 0,5%/năm và giảm lãi suất trung và dài hạn xuống dưới 10%.
- 29-04-2016Ông Trần Bắc Hà: Sẽ giảm ngay lãi suất ngắn hạn ngay trong hôm nay
- 28-04-2016Lộ chiêu lách luật vượt trần lãi suất tiết kiệm USD 0%
- 28-04-2016Fed lần thứ ba liên tiếp giữ nguyên tỉ lệ lãi suất
Theo Thống đốc, với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống NH vẫn tiếp tục đồng hành với DN nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất. Triển khai đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn tương đối ổn định, tỷ giá và thị trường ngoại hối vẫn ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ theo chỉ đạo.
Thống đốc cho biết, tín dụng lưu thông trở lại tăng từ đầu năm, góp phần thúc đẩy lưu thông DN. Theo đó, tín dụng đã tăng hơn 3% so với cuối 2015 và cao hơn cùng kỳ năm trước, đảm bảo hệ thống tín dụng tích cực.
Đồng thời, đảm bảo an toàn hoạt động tổ chức tín dụng, diễn biến tiền tệ tích cực cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thuận lợi nêu trên, kinh tế vĩ mô và diễn biến tiền tệ nổi lên thách thức cần quan tâm. Thứ nhất là tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, quý I chỉ đạt 5,46% thấp hơn, cộng thêm khó khăn thời tiết và ngập mặn nên mục tiêu 6,7% là thách thức.
Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm tăng 1,33% so với cuối năm 2015, xu hướng tăng nhanh hơn nên việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát 5% là thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu tăng trở và mặt bằng giá thế giới tăng, điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình.
Thống đốc cũng cho biết, tín dụng tăng từ đầu năm đã hỗ trợ tốt phát triển kinh tế nhưng tăng quá nhanh, tín dụng trung và dài hạn tăng trên 5%, một số lĩnh vực trung và dài hạn có tốc độ tăng cao và quy mô lớn.
Trong bối cảnh lãi suất huy động cũng tăng mạnh, có thể chịu sức ép tăng thời gian tới. Tỷ giá có diễn biến khó lường trong khi nhập siêu quay trở lại khi cầu trong nước tăng lên.
Do đó, để thực hiện quyết tâm Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP 6,7% và kiểm soát lạm phát thì ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ dộng linh hoạt, tài khóa chặt chẽ: Theo dõi sát mặt bằng lãi suất, diễn biến tín dụng; đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất cho vay; sẽ giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Hiện nay lãi suất trên thị trường đã giảm mạnh, bằng 40% so với 2011 và thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006 là giai đoạn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng công cụ điều hành lãi suất cần căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và đặc biệt lạm phát. Nên lạm phát 5% năm nay thì điều hành lãi suất và tiền tệ phải hết sức thận trọng.
Theo đó, NHNN đã làm việc với nhóm NHTM lớn, yêu cầu tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm lãi suất cho vay và chia sẻ khó khăn với DN. Các NHTM cũng đã có sự đồng thuận, dự kiến giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 0,3% - 0,5%/năm và giảm trung và dài hạn xuống dưới 10%.
Cụ thể, Vietcombank giảm lãi suất trung dài hạn dưới 10%/năm với khách hàng tốt, cam kết tiết giảm chi phí khoảng 300 tỷ; Ngân hàng công thương giảm lãi suất cho vay 0,5 – 1% với các lĩnh vực trọng điểm; Ngân hàng nông nghiệp triển khai cho vay ưu đãi với lãi suất thấp…
Các giải pháp điều hành thời gian tới được Thống đốc nêu rõ: NHNN tập trung điều hành mở rộng tín dụng đi đôi an toàn, mở rộng phát triển kinh tế, cảnh báo tín dụng tăng trưởng cao đặc biệt là lĩnh vực tăng trưởng cao.
NHNN cũng theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ, điều hành tỷ giá linh hoạt và nâng cao vị thế đồng Việt Nam, để khi có biến động thực hiện công cụ can thiệp kịp thời.
Triển khai giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng, giải quyết nợ xấu đảm bảo an toàn các tổ chức tín dụng.
Ban hành chỉ thị với các TCTD đảm bảo giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và toàn hệ thống.
Hiện vốn cho nền kinh tế là vốn NH mà chủ yếu là vốn ngắn hạn, huy động vốn chủ yếu tiền gửi nên mặt bằng lãi suất phải cân nhắc rất thận trọng, phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô.
Trí Thức Trẻ
- Hàng loạt vấn đề về chính sách khiến Dệt may Việt Nam mất dần đơn hàng, hụt hơi với Lào và Myanmar
- Hàng trăm kiến nghị gửi Thủ tướng sẽ được giải đáp thế nào?
- Câu chuyện đằng sau vị lãnh đạo chịu khó đi cà phê với doanh nghiệp được Thủ tướng khen ngợi
- Thủ tướng: Không để tình trạng sáng nắng chiều mưa về chính sách
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tất cả các bộ đều phải cam kết làm đến cùng và quy trách nhiệm