Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục rà soát, bán bớt dự án
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị doanh nghiệp bất động sản rà soát lại và tiếp tục bán bớt dự án, củng cố nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án có hiệu quả hơn.
- 09-02-2023Sắp có thêm hội nghị về gỡ khó cho thị trường bất động sản
- 09-02-2023Đánh thuế chung cư cao cấp 50 triệu đồng/m2: Chỉ nên áp dụng thành phố lớn?
- 09-02-2023Trái phiếu bất động sản làm "nóng" hội nghị của Ngân hàng Nhà nước
Không siết tín dụng bất động sản
Tại hội nghị công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong 3 năm gần đây dư nợ tín dụng bất động sản tăng liên tục. Cụ thể, đến ngày 31/12/2020 dư nợ tín dụng bất động sản là 633.700 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2021 con số này tăng lên 726.800 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng bất động sản tiếp tục tăng lên xấp xỉ 800.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN cũng không yêu cầu siết tín dụng bất động sản mà NHNN chỉ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với lĩnh vực này. Trong bối cảnh thị trường khó khăn những tháng cuối năm 2022, NHNN cũng đã đề xuất nới room tín dụng để hỗ trợ cho vay.
“Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng tình là cho vay đúng đối tượng, đủ điều kiện. Cùng đó, vay để phát triển dự án nào phải sử dụng đúng mục đích dự án đó. Tránh trường hợp sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích vay.
Trong quý IV/2022, các doanh nghiệp bất động sản gặp rất nhiều khó khăn. Tổ công tác của Thủ tướng cũng đã lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân, thanh quyết toán. Nhiều đơn vị cũng đã phải dừng các dự án, cho người lao động nghỉ việc...", ông Sinh nói.
Nguồn lực có 1 nhưng thực hiện đến 5-7 dự án
Để tháo gỡ khó khăn, Thứ trưởng Sinh đề nghị trước hết doanh nghiệp cần nghiên cứu các quy định, điều kiện, tiêu chí cho vay, tức có tài sản đảm bảo, dự án đủ pháp lý. "Có như vậy, ngân hàng mới yên tâm giải ngân cho vay", ông nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Sinh đề nghị doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, rà soát lại các dự án bất động sản đảm bảo phù hợp với nguồn lực, khả năng thực thi. "Tránh tình trạng nguồn lực chỉ có 1 nhưng thực hiện đến 5-7 dự án, vượt quá khả năng và dẫn đến tình trạng khó khăn, phải bán bớt dự án", ông Sinh nói về thực trạng.
Đáng chú ý, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đề nghị doanh nghiệp bất động sản tiếp tục rà soát, bán bớt dự án để củng cố lại nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các dự án có hiệu quả hơn.
"Qua hội nghị, Bộ đề nghị NHNN có chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vay vốn, đặc biệt cho vay các dự án triển khai dở dang chiếm số lượng lớn hiện nay", lãnh đạo Bộ Xây dựng kiến nghị.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị NHNN tìm cách tháo gỡ theo hướng cơ cấu lại các khoản nợ xấu, giãn nợ để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản hoạt động. Thời gian tới, NHNN ưu tiên tập trung cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.
Ngoài ra, ông Sinh cũng cho biết, hiện Bộ Xây dựng đang chủ trì sửa đổi hai dự án luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, đồng thời trình Quốc hội Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời hơn liên quan đến thể chế pháp lý trong lĩnh vực bất động sản.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Dấu ấn bất động sản đầu năm
Xem tất cả >>- Sốc: Một dự án chung cư ở Hà Nội chiết khấu “khủng”, căn hộ 3,7 tỷ đồng giảm chỉ còn 2 tỷ
- Chủ sàn môi giới bất động sản phải bán tài sản cá nhân để duy trì văn phòng
- Bộ Xây dựng kiến nghị giảm lãi suất, nới room hỗ trợ thị trường bất động sản
- Bất động sản hiện tại tương tự thời điểm khó khăn 2013: “Ngòi nổ” nào để thị trường "đảo chiều”?
- Bộ Xây dựng nêu kinh nghiệm điều tiết thị trường bất động sản của Trung Quốc