4 cách ăn cơm người Nhật áp dụng từ lâu để phòng bệnh tiểu đường: Kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu hiệu quả
Trong khi nhiều người Việt lo ăn cơm làm tăng đường huyết thì người Nhật vẫn vô tư ăn cơm mỗi ngày. Nguyên nhân là do họ đã áp dụng cách này để phòng ngừa bệnh tật.
- 21-01-20225 thói quen buổi sáng không thể thiếu của người thành công, CEO Apple hay Lý Gia Thành đều tận dụng hàng ngày: Làm được 3/5 thì việc gì cũng hiệu quả hơn gấp đôi
- 20-01-2022Loạt phát ngôn “khó phai” của “tay chơi BĐS khét tiếng” Midu: Hết thú nhận nghiện đất cát, rồi lại ví von mua đất với… lấy chồng
- 19-01-2022Thanh niên bỏ đại học, từng đi sửa máy tính dạo bỗng trở thành triệu phú ở tuổi 32 khi thực hiện được 4 điều, ai cũng nên áp dụng ngay
Gạo là lương thực phổ biến, được coi là thực phẩm chính và luôn có mặt trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Sau khi chế biến thành cơm, thành phần chủ yếu của gạo là chất bột đường, với tỷ lệ đầy đủ các axit amin.
Vì thế, tuy gạo dễ tiêu hóa và hấp thu nhưng lại khiến nhiều người lo ngại sẽ làm tăng đường huyết, mỡ máu, huyết áp...
Thực tế, theo các chuyên gia, việc chọn loại gạo và cách ăn cơm quyết định rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật của bạn. Chỉ cần biết ăn đúng cách thì có thể kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp, đường huyết, mỡ máu trong khi ăn cơm.
Bí quyết thường được người Nhật áp dụng khi nấu cơm chính là 4 cách làm sau đây:
Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng, ăn cơm thường xuyên vẫn có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn và kiểm soát mỡ máu. Đồng thời, cơ thể còn được nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng, có thể làm cho các loại protein bổ sung cho nhau.
Khi lựa chọn thành phần chế biến cùng gạo, người nào bị tăng mỡ máu nên chọn thực phẩm không chứa vị mặn. Trong khi đó, người có chỉ số đường huyết cao thì cần phải sử dụng thực phẩm và gạo có chỉ số đường huyết thấp, tốc độ chuyển hóa chậm.
Người có bệnh gì thì tiết giảm những món ăn chứa những thực phẩm “xung khắc” liên quan. Đó là những nguyên tắc ăn cơm căn bản nhất mà bạn phải áp dụng.
Cần nhai khoảng 7 - 8 lần trước khi nuốt để thức ăn được hấp thụ tốt hơn và ngăn ngừa một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, tần suất nhai khi ăn cơm cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng sức khỏe. Nếu tần suất nhai tăng lên, chú ý ăn chậm và nhai kỹ thì có thể làm giảm chỉ số đường huyết một cách hiệu quả.
Tinh bột có trong gạo nói chung là dạng tinh bột có sự liên kết cao. Cấu trúc của chúng sẽ thay đổi ở một mức độ nhất định sau khi cơm nguội bớt. Khi nhai kỹ và ăn chậm sẽ giúp cấu trúc này thay đổi nhiều hơn, không dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Ngoài ra, khi miệng hoạt động liên tục và trong thời gian dài còn đem tới tác dụng kích thích não bộ, tạo cho người ăn cảm giác no nhất định. Người đó sẽ no nhanh hơn và ăn ít hơn, tránh nạp vào cơ thể quá nhiều calo, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Do đó, việc ăn chậm nhai kỹ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta nên luyện tập để cách ăn này trở thành thói quen.
Nhịp sống kinh tế
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều