Tổng thống Putin ngay lập tức chúc mừng ông Trump nhưng án binh bất động trước ông Biden, tương lai nào đang chờ mối quan hệ Nga – Mỹ?
Khi các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người được cho sẽ thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, sự im lặng của Nga có thể nói lên rất nhiều điều.
- 02-11-2020Ông Biden: Ông Trump "sợ" ông Putin, điện đàm 6 lần mà chẳng bao giờ dám nhắc đến một điều
- 11-05-2020COVID-19 làm trì hoãn "kế hoạch quyền lực" của ông Putin, đẩy kinh tế Nga vào vùng nguy hiểm?
- 29-04-2020Kremlin lại nhận tin sốc giữa mùa dịch COVID-19: Mức tín nhiệm của TT Putin thấp kỷ lục trong vòng 14 năm
- 03-04-2020Tổng thống Putin cho dân Nga nghỉ nguyên lương đến hết tháng 4
- 25-03-2020Tổng thống Putin cho toàn bộ người dân nghỉ 1 tuần nguyên lương để chặn dịch bệnh
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh nhiều lãnh đạo châu Âu lên tiếng chúc mừng ông Biden, Điện Kremlin đã không có thông điệp chúc mừng nào từ Tổng thống Vladimir Putin. Nó đánh dấu sự thay đổi rõ rệt so với năm 2016, khi Điện Kremlin ngay lập tức chúc mừng ông Trump. Tuy nhiên, bối cảnh có thể khác nhau bởi ông Biden vẫn phải đang đối đầu với các cuộc chiến pháp lý để có thể được chính thức công nhận là người chiến thắng.
Điều này khiến Điện Kremlin đưa ra những tuyên bố thận trọng. Cụ thể, người phát ngôn Dmitry Peskov nói rằng họ sẽ chờ kết quả chính thức trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trước khi đưa ra bình luận cũng như công nhận kết quả. Ngoài ra, họ cũng biết Tổng thống Trump đang tiến hành các quy trình pháp lý liên quan đến bầu cử.
Chia sẻ với báo giới, ông Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin nhiều lần khẳng định ông sẵn sàng làm việc với bất cứ nhà lãnh đạo nào của Mỹ. Ngoài ra, phía Nga cũng kỳ vọng có thể thiết lập đối thoại với chính quyền mới ở Mỹ và tìm ra cách để bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước. Tuy nhiên, những người quan sát lại có một suy nghĩ khác.
Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về thị trường mới nổi tại Bluebay Asset Management, cho biết: "Tôi nghĩ rằng ông Putin đang phát đi thông điệp rằng nước Nga không quan tâm tới những gì xảy ra ở Mỹ và bằng cách nào đó, nước Nga mới là trên hết".
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ ở mức tồi tệ trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngoài việc bị cáo buộc can thiệp vào cuộc đua năm 2016, Nga và Mỹ còn bất đồng nghiêm trọng trong các vấn đề địa chiến lược, trong đó có việc Nga sáp nhập Crimea và vai trò của quốc gia này ở miền đông Ukraine. Những bất đồng này xảy ra chủ yếu dưới Chính quyền của ông Barack Obama, nơi ông Biden có 8 năm đảm trách cương vị Phó Tổng thống.
Các nhà phân tích của CNBC cho rằng, chiến thắng của ông Biden có thể dẫn tới những căng thẳng gia tăng giữa Washington và Moscow đồng thời cũng làm gia tăng xác suất các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Thậm chí, các chuyên gia từ công ty tư vấn rủi ro Teneo Intelligence còn cho rằng ông Biden sẽ hợp tác nhiều hơn nữa với châu Âu để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khi hậu nhưng cũng để tăng cường đối phó với Trung Quốc và Nga. Việc tiếp nối các chính sách thời Obama có thể khiến Nhà Trắng dưới thời ông Biden và Điện Kremlin bất đồng sâu sắc.
Tuy nhiên, gia tăng trừng phạt với Nga đồng nghĩa với một sự bế tắc trong vấn đề địa chính trị trong khu vực, làm khó khăn thêm trong giải quyết những vấn đề ở Bán đảo Crimea và vùng Donbass, khu vực miền đông Ukraine. Cả 2 khu vực này đều tuyên bố độc lập sau khi những bất ổn nảy sinh ở Ukraine nhiều năm trước.
Một thỏa thuận hòa bình vẫn không có Mowcow và Kiev bất chấp những nỗ lực của Đức và Pháp để tạo ra một dàn xếp lâu dài. Nó có nghĩa là Nga và Ukraine chưa tìm được tiếng nói chung cho vấn đề khu vực. Ông Biden có thể làm phức tạp hơn vấn đề bởi đơn giản, nước Nga sẽ khó lòng chấp nhận nhượng bộ khi bị động chạm vào các lợi ích chiến lược, điều mà họ từng thể hiện khi bị gây áp lực vài năm trước.
Bên cạnh đó, ông Biden có mối quan hệ tốt với châu Âu. Ông Biden cũng là người cam kết bảo vệ châu Âu khỏi "bất kỳ sự xâm lược tiềm tàng nào của Nga". Đó chính là lập trường của vị cựu Phó tổng thống với NATO, một liên minh quân sự từng bị ông Trump nhiều lần chỉ trích vì vấn đề chi phí.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Xem tất cả >>- Sức hấp dẫn đặc biệt của Tổng thống Trump: Kêu gọi được 207,5 triệu USD tiền ủng hộ dù thất thế
- Bế tắc chính trị được khai thông, Chính quyền Trump mở đường cho việc chuyển giao quyền lực
- Bang chiến trường đầu tiên xác nhận kết quả bầu cử: Ông Trump thua nhưng chưa từ bỏ
- Ông Trump tung bằng chứng, nói số phiếu của ông Biden tại Wisconsin tăng "không thể tin nổi" lúc 4h sáng
- Ông Trump lẽ ra đã thắng với cách biệt 10.000 phiếu ở bang Georgia?