Trào lưu 'du lịch kiểu quân đội' lên ngôi: Cách giới trẻ Trung Quốc thực hiện các 'chuyến đi báo thù' sau COVID-19
Sau ba năm bị phong tỏa định kỳ do đại dịch Covid-19, thế hệ Z của Trung Quốc rất muốn dành những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ ngắn để đi thăm càng nhiều điểm tham quan và nếm thử càng nhiều đồ ăn càng tốt, và thường với ngân sách eo hẹp.
- 24-04-2023Tai nạn thường gặp khi đi du lịch, ai cũng nên biết để tránh hại thân
- 11-04-2023Đối lập với Nữ nhi quốc, đây là nơi chỉ có đàn ông sống: Cấm nữ giới lui tới, khách du lịch ghé thăm phải kiểm tra giới tính
- 03-04-2023Những đại gia ngầm "núp bóng" hàng rong: Cô bán nem chua rán có 2 căn nhà ở Hà Nội, du lịch châu Âu 5 tháng, chị bán xôi lái ô tô đi "hành nghề"
Một ngày Chủ nhật gần đây, Ubon Yu – một sinh viên đại học ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc – vội vã đến một nhà ga và bắt chuyến tàu lúc 12h30 đến Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông lân cận.
Anh đã kiểm tra lại các ghi chú về chuyến đi trên điện thoại và thực hiện một số thay đổi vào phút chót đối với lịch trình 2 ngày của mình.
"Tôi muốn đến tất cả các điểm tham quan và nếm thử đồ ăn ở Quảng Châu trong một khoảng thời gian giới hạn", chàng trai 22 tuổi nhớ lại.
Ubon Yu dự tính rằng, mình có thể đi được 20 địa điểm du lịch trong 48 giờ ở Quảng Châu, và có rất ít thời gian trống.
Lên kế hoạch cho chuyến đi với độ chính xác quân sự
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đây là một trào lưu du lịch mới nổi ở Trung Quốc, phổ biến đối với sinh viên đại học, coi việc tham quan như một loại thử thách. Mục tiêu là đến thăm càng nhiều địa điểm du lịch càng tốt, và thường trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, họ cần lên kế hoạch cho hành trình của mình với độ chính xác quân sự. Truyền thông Trung Quốc đã đặt tên cho trào lưu mới này là "du lịch kiểu quân đội".
Sau ba năm bị phong tỏa định kỳ do đại dịch Covid-19, thế hệ Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012) của Trung Quốc rất muốn dành những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ ngắn để đi thăm càng nhiều điểm tham quan và nếm thử càng nhiều đồ ăn càng tốt, và thường với ngân sách eo hẹp. Đó là lý do giải thích tại sao họ chỉ đủ khả năng thực hiện các chuyến đi nhanh gọn.
Ubon Yu gọi đó là "chuyến đi báo thù" với ngân sách eo hẹp, đòi hỏi bản thân phải lập kế hoạch chặt chẽ, kỹ năng triển khai tuyệt vời và ý chí mạnh mẽ.
Yu cho biết, lịch học ở trường đại học tương đối linh hoạt, đó là lý do tại sao anh có thể dành những ngày cuối tuần để đi du lịch đến các thành phố lân cận.
"Đa phần các chuyến đi của chúng tôi đều khởi hành vào chiều thứ Sáu, vì vậy chúng tôi có thể ngủ đêm trên tàu và bắt đầu ngày mới ngay khi đến nơi", Yu nói. Anh cũng nhấn mạnh, kỷ luật tự giác là chìa khóa.
"Ngay cả khi chúng tôi ngủ muộn vào đêm hôm trước, vì chúng tôi đang có một chuyến đi dài ngày, chúng tôi sẽ thức giấc lúc 9 giờ sáng để hoàn thành 'nhiệm vụ' của mình. Nếu chúng tôi đi vào cuối tuần, chúng tôi sẽ chọn chuyến tàu đêm để trở về vào Chủ nhật. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm tiền khách sạn, và chúng tôi sẽ không bỏ lỡ buổi học vào sáng hôm sau", Yu nói.
‘Chạy đua với thời gian’
Tờ SCMP trích dẫn dữ liệu du lịch cho thấy, trong Lễ Thanh minh (tảo mộ) vừa qua tại Trung Quốc, 62% du khách sinh vào đầu những năm 2000 của nước này đã chọn các chuyến đi khởi hành vào ban đêm, và 30% trong số họ đã đến thăm hơn 4 danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc trong 1 ngày.
"Chúng ta đã lãng phí 3 năm vì đại dịch corona virus. Tôi muốn đi du lịch nhiều hơn ở Trung Quốc khi vẫn còn sức khỏe và thời gian", Ubon Yu nói. Vì vậy, kể từ khi các hạn chế đi lại được nới lỏng vào đầu tháng 1/2023, anh đã đi "du lịch kiểu quân đội" đến các thành phố như Vũ Hán, Quế Lâm và Quảng Châu, thường là tối đa 3 ngày/chuyến.
"Đó là một cuộc chạy đua với thời gian", Yu nói, đồng thời cho biết thêm rằng, thử thách của những hành trình như vậy đưa anh ra khỏi vùng an toàn của mình.
"Về thể chất, tôi cảm thấy mệt mỏi hơn, nhưng tinh thần cũng sảng khoái hơn", Yu nói.
Ubon Yu còn ghi hình chuyến du lịch Quảng Châu kéo dài 48 giờ của mình và đăng tải video lên trang mạng xã hội Xiaohongshu ở Trung Quốc. Với việc các blogger như Yu chia sẻ kinh nghiệm và lịch trình du lịch lên các nền tảng trực tuyến, những người trẻ tuổi khác đã bắt đầu bắt kịp xu hướng này.
Zhao Yu - một sinh viên đại học năm cuối ở Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam - quyết định làm điều gì đó "điên rồ" hơn.
Anh đã đến thăm 4 thành phố trong vòng 5 ngày, và ngay sau chuyến đi vào cuối tháng 3, anh tiếp tục đến thăm 4 thành phố khác trong 5 ngày vào đầu tháng 4. Mỗi chuyến đi, bao gồm cả tiền vé và chỗ ở, anh tiêu tốn khoảng 1.700 nhân dân tệ (gần 6 triệu VNĐ).
Zhao Yu nói: "Tôi không cảm thấy mệt mỏi và tôi muốn thử thách giới hạn của bản thân". Sau khi nhìn thấy xu hướng du lịch này trên Douyin (ứng dụng TikTok phiên bản Trung Quốc), anh quyết định đây là một thử thách cho mình và muốn thử sức khi còn thời gian rảnh.
Trước khi bắt đầu kỳ thực tập vào tháng tới, Zhao Yu – người đã hoàn thành tất cả các khóa học của mình ở trường đại học – đang bù đắp cho việc không thể đi du lịch trong đại dịch COVID-19.
"Đây có thể là cơ hội duy nhất mà tôi có thể đi du lịch như vậy, và tôi sợ rằng mình sẽ không có thời gian để làm điều đó một lần nữa trong tương lai", Zhao nói.
Chàng trai 23 tuổi cho biết, mặc dù thời gian không còn nhiều và hiếm khi được nghỉ ngơi, nhưng anh vẫn muốn tiếp tục và đạt được những mục tiêu hấp dẫn trong ngày. Anh cảm thấy có động lực hơn khi hoàn thành mục tiêu.
Sau ba năm bị hạn chế bởi COVID-19, việc có thể kiên trì làm một việc gì đó và đạt được mục tiêu mang lại cho Zhao cảm giác thành tựu. "Nó làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn", Zhao nói.
Thể thao & văn hóa