MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe

03-10-2024 - 22:02 PM | Sống

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe

Chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng ngủ sớm hay ngủ muộn thì ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

 

Ngủ sớm có lợi ích gì cho sự phát triển của trẻ nhỏ?

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao của đứa trẻ. Giai đoạn thời ấu thơ là thời điểm vàng để quyết định. Nếu như, trong giai đoạn này, trẻ được ngủ đủ giấc sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển chiều cao. Vì trong giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ sản sinh hoóc môn tăng trưởng.

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe- Ảnh 1.

 

Ngủ sớm giúp não trẻ phát triển lành mạnh. Ban ngày, các tế bào não tập trung hết công suất làm việc, còn ban đêm là lúc não tự phục hồi và nghỉ ngơi. Nhất là não của trẻ em chưa được phát triển toàn diện nên cần ngủ nhiều hơn so với người trưởng thành.

Hơn nữa, ngủ sớm giúp giấc ngủ đảm bảo chất lượng, từ đó duy trì trạng thái tinh thần học tập, hoạt động tích cực. Qua một ngày đến trường, tham gia hoạt động, thể thao, trẻ rất dễ chán nản và mệt mỏi. Đi ngủ là một trong những cách hiệu quả lấy lại năng lượng, để sáng hôm sau trẻ có thể tập trung học bài, tư duy nhanh nhẹn hơn. Ngược lại, nếu trẻ không ngủ đủ, ngày hôm sau rất dễ ngủ gật, mất tập trung, gây cản trở trong việc tiếp thu kiến thức.

Giấc ngủ chất lượng còn giúp các em tăng cường trí nhớ. Một giấc ngủ đủ có thể làm não được thư giãn hoàn toàn, củng cố thông tin cũ đồng thời chuẩn bị "tinh thần" mã hóa kiến thức mới.

Ngoài ra, ngủ sớm giúp trẻ em ngăn ngừa cận thị. Đến tối, mắt của các em tiếp xúc với vô vàn ánh sáng xanh từ máy tính, tivi, điện thoại, máy tính bảng. Đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mờ dễ làm cho mắt liên tục điều tiết. Từ đó, tăng nguy cơ cận thị. Nếu ngủ sớm sẽ hạn chế đôi mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh, khi ấy, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật khúc xạ.

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Từ đây có thể thấy được, việc ngủ sớm có rất nhiều tác dụng đến sự phát triển của trẻ em. Căn cứ vào một cuộc khảo sát, những đứa trẻ ngủ sớm về sức khỏe thể chất, trí nhớ, tư duy vượt trội hơn. Còn những đứa trẻ có thói quen thức khuya trạng thái tinh thần đi xuống, thường xuyên cáu kỉnh, sức đề kháng và miễn dịch kém hơn.

Thiếu ngủ làm giảm IQ đáng kể

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thức khuya ảnh hưởng đến yếu tố làm giảm IQ của đứa trẻ bao gồm: thừa cân, lười vận động, suy dưỡng, thiếu ngủ. Trong các yếu tố này thì thiếu ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến trí thông minh bị giảm đi. Trẻ em không đi ngủ đúng giờ thường có bài kiểm tra IQ thấp.

Khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu, toàn bộ bộ phận con người được thư giãn nghỉ ngơi. Hơn nữa, não tiết ra những hoocmon rất mạnh tốt cho sự phát triển của trí tuệ.

Trong trường hợp thiếu ngủ lâu dài và chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến hormone tiết ra không đủ, làm chậm khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của não, hạn chế sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ ngủ sớm và ngủ muộn, ai khỏe mạnh, IQ cao hơn? Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chiều cao, trí nhớ, sức khỏe- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Chính vì vậy, các chuyên gia luôn luôn khuyên nhà trường và các bậc phụ huynh cho trẻ em mầm non và tiểu học ngủ 10 tiếng mỗi ngày, đối với học sinh trung học cơ sở là 9 tiếng. Điều ấy có nghĩa là các em phải đi ngủ sau 9 giờ tối và thực dậy sau 7 giờ sáng.

Đi ngủ sớm là một thói quen tốt. Có những ông bố bà mẹ có thói quen thức khuya dẫn đến con cái cũng hình thành thói quen như vậy. Nếu duy trì trong một thời gian dài sẽ rất dễ khó sửa. Vì vậy, hãy rèn luyện cho bản thân và cho con cái thói quen đi ngủ sớm, đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn phát triển từ 3 - 6 tuổi.

163.com

Lưu Ly

Lưu Ly

Đời sống pháp luật

Trở lên trên