Tư thế ngủ tốt nhất cho F0 giúp giảm các triệu chứng khó chịu của COVID-19
Theo các nhà khoa học, đây là tư thế ngủ tốt nhất để giảm các triệu chứng khó chịu về đường hô hấp như khó thở, đồng thời là phương pháp điều trị COVID-19.
- 04-03-20224 dấu hiệu bệnh trở nặng ở F0 là trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm: Xuất hiện dù chỉ 1 cũng phải lập tức đi khám
- 04-03-2022KHẨN: 1 tỉnh cho học sinh nghỉ học trực tiếp từ TUẦN SAU khi số ca F0 tăng mạnh
- 04-03-2022Sau khi tiếp xúc F0 bao lâu thì nên test nhanh COVID-19: Test liên tục là an toàn hay "vứt tiền qua cửa sổ"?
Mỗi khi cơ thể bị bệnh, chúng ta thường gặp cảm giác mệt mỏi. Đây là một triệu chứng phổ biến và là một phản ứng tự nhiên của cơ thể báo hiệu chúng ta cần nghỉ ngơi và cho cơ thể thời gian cần thiết để phục hồi và chữa lành. Nếu bạn đã từng đối mặt với cơn ho có đờm khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm Covid-19, chắc hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác lúc đó khó chịu thế nào và chắc hẳn bạn sẽ rất khó có được một giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, thật may mắn vì có một tư thế ngủ có thể giúp giảm bớt sự khó chịu này và giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế nằm sấp giúp tăng độ giãn nở của phổi, thông khí phế nang, tăng cường đào thải chất lỏng tích tụ trong phổi, cải thiện nhịp thở, tăng cường oxy trong máu và cuối cùng giúp bệnh nhân bớt khó chịu và nhanh khỏi bệnh hơn.
Tiến sĩ Nicholas Caputo, phó giám đốc Khoa Y tế khẩn cấp, Bệnh viện New York (Mỹ), giải thích: "Nằm sấp có ý nghĩa về mặt giải phẫu. Khi cơ thể bạn úp xuống, tất cả các cơ quan của cơ thể sẽ giống như đang được treo trên một sợi dây phơi. Phổi lúc này sẽ không bị nén lại giống như khi bạn nằm ngửa".
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, nằm ở tư thế sấp có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân suy hô hấp cấp tính đang thở máy. Các bác sĩ cũng đã áp dụng phương pháp này với các bệnh nhân Covid-19 đang phải thở máy và cũng thấy hiệu quả tương tự.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh nằm sấp không phải là một phương pháp chữa khỏi hoàn toàn Covid-19 hay các bệnh lý kể trên, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi có các triệu chứng tức ngực, khó thở.
Nằm sấp như thế nào là đúng?
Phương pháp nằm sấp giúp cải thiện nhịp thở. Ảnh minh họa.
Có một vài cách nằm sấp khác nhau mà bạn có thể áp dụng, ví dụ như:
- Nằm sấp, gối đầu, mặt quay sang một bên và cánh tay đặt dưới ngực. Bạn cũng có thể đưa cả hai cánh tay ra hai bên để vai được thoải mái.
- Nằm sấp, gối đầu, mặt quay sang một bên. Đặt thêm một chiếc gối bên dưới hông để hỗ trợ xương chậu và tay để ở tư thế bạn cảm thấy thoải mái.
- Nằm sấp, gối đầu, mặt quay sang một bên. Đặt thêm một chiếc gối dưới bụng hoặc ngực, tay để ở tư thế thoải mái.
- Nằm sấp, gối đầu, mặt quay sang một bên. Đặt thêm một chiếc gối bên dưới ống chân để giảm áp lực lên mắt cá chân và ngón chân của bạn. Tay để ở tư thế bạn cảm thấy thoải mái.
Để cảm thấy thoải mái nhất, bạn hãy nằm sấp, gối đầu, quay mặt sang một bên, đặt gối dưới hông, bụng và ống chân của bạn và tay để ở tư thế thoải mái.
Cho dù bạn đang ở tư thế nằm sấp nào, hãy quay đầu về hướng ngược lại sau mỗi 30 phút. Bạn cũng có thể lấy một chiếc khăn, gấp lại thành hình móng ngựa để úp đầu xuống nếu cổ bị đau khi phải quay sang một bên.
Bạn cũng có thể lấy một chiếc khăn, gấp lại thành hình móng ngựa để úp đầu xuống nếu cổ bị đau khi phải quay sang một bên. Ảnh minh họa.
Lưu ý
Nằm sấp là một phương pháp đơn giản để giảm các triệu chứng khó thở khi điều trị Covid-19 tại nhà. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn thấy thực sự khó chịu, hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Dĩ nhiên trong lúc chờ đợi bác sĩ đến, bạn có thể áp dụng phương pháp nằm sấp để cơ thể có thêm dưỡng khí.
Một vài điều cần lưu ý:
- Không nên nằm sấp ngay sau khi ăn.
- Không nằm sấp quá nhiều.
- Không nằm sấp khi đang mang thai hoặc mắc bệnh huyết khối tính mạch sâu; mắc bệnh tim; xương sống, xương đùi, xương chậu không ổn định hoặc đã từng bị gãy
- Nên ở cùng người nhà khi áp dụng phương pháp này.
(Ảnh: WebMD, Eatingwell)
Doanh nghiệp và tiếp thị
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19