MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chọn thời điểm bán vốn nhà nước có lợi nhất

Một trong những giải pháp đó là sử dụng 10.000 tỷ từ nguồn bán cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp để xử lý cân đối ngân sách địa phương trong năm 2015.

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách (ảnh) cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán có biến động bất thường, chưa phục hồi thì phải tính đến thời điểm bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (dự kiến 40 nghìn tỷ đồng trong năm 2015 - 2016) sao cho hợp lý và tối đa hóa lợi nhuận ở mức cao nhất.

Số tiền bán được nên đầu tư vào đâu cho phù hợp, thưa ông?

Năm nay ngân sách nhà nước khó khăn. Đứng trước bối cảnh đó thì phải cắt giảm chi, nhưng phần lớn các cơ quan trung ương đều đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm rồi nên cắt giảm thêm nữa rất khó. Để cân đối ngân sách thì phải sử dụng các giải pháp phù hợp, bảo đảm không để bội chi tăng thêm.

Một trong những giải pháp đó là sử dụng 10.000 tỷ từ nguồn bán cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp để xử lý cân đối ngân sách địa phương trong năm 2015. Đây là điều kiện cần thiết và trong bối cảnh kinh tế tài chính như vậy thì cũng nên thực hiện.

Không chỉ bán vốn cổ phần hóa, mới đây Chính phủ tuyên bố thoái vốn ở 10 doanh nghiệp, trong đó có các đơn vị đang hoạt động rất hiệu quả như FPT, Vinamilk. Ông bình luận gì về việc trên?

Tôi cho rằng nhiệm vụ của nhà nước phải là bà đỡ cho kinh tế phát triển. Nhà nước của chúng ta là nhà nước kiến tạo các điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển cho xã hội. Chứ nhà nước không làm thay cho các doanh nghiệp, cá nhân. Với tinh thần đổi mới trên thì việc nhà nước rút vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó có những đơn vị đang hoạt động rất hiệu quả như FPT, Vinamilk là cần thiết.

Với việc thoái vốn trên, theo ông tới đây SCIC tiếp tục đầu tư vào những ngành nghề có lợi nhuận cao, hay nên tập trung đầu tư vào những lĩnh vực khó, giúp ổn định về kinh tế vĩ mô?

Theo tôi, mô hình SCIC cũng đặt lại nghiên cứu. Hiện đang có hai quan điểm, trong đó quan điểm - thứ nhất cho rằng SCIC chỉ nên tập trung vào doanh nghiệp có hiệu quả để nhân vốn lên. Nhưng quan điểm thứ 2 lại cho rằng, SCIC là công cụ của nhà nước điều hành nền kinh tế đảm bảo lâu dài.

Những doanh nghiệp có hiệu quả thì không cần đầu tư, chỉ tập trung vào những lĩnh vực khó. Tôi nghĩ cần thảo luận làm rõ để có định hướng đổi mới giai đoạn tới để hoàn thiện mô hình quản lý tài chính nói chung và mô hình SCIC nói riêng.

Đại hội Đảng lần này cũng phải xem xét vấn đề này trên cơ sở đó QH thể chế hóa quyết định của Đảng, phù hợp với sự phát triển lâu dài của đất nước.

Cảm ơn ông.

Theo Văn Kiên (ghi)

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên