Vụ đánh bạc ngàn tỷ do tướng công an bảo kê: 3,6 triệu USD được chuyển ra nước ngoài bằng cách nào?
Liên quan số tiền ước 3,6 triệu USD (tương đương 80 tỷ đồng) được chuyển ra nước ngoài trong vụ đánh bạc ngàn tỷ, có dư luận đặt câu hỏi: Bằng cách nào, số tiền đó được chuyển đi? Có hay không việc cơ quan quản lý cấp giấy phép “đặc biệt” chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho doanh nghiệp của Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương?
- 13-03-2018Đường dây đánh bạc ngàn tỉ liên quan Cục trưởng C50 hé lộ thế nào?
- 12-03-2018Công ty "vỏ bọc" tổ chức đánh bạc của Nguyễn Văn Dương được cấp phép thanh toán điện tử 10 năm
- 11-03-2018Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ án Tổ chức đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền
Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (tên giao dịch là AN CNC CO.,LTD) có địa chỉ tại số 10 Hồ Giám, Đống Đa, Hà Nội, thành lập tháng 9/2011 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, công ty do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương điều hành kinh doanh , nhập khẩu thiết bị về công nghệ, tuy nhiên sau đó một thời gian chuyển sang tổ chức đánh bạc qua mạng bằng hình thức game bài.
Ước tính, đường dây có hơn 20 triệu tài khoản tham gia. Thống kê ban đầu, Công an Phú Thọ đã thu được trên 1.000 tỷ đồng, số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài ước chừng 3,6 triệu USD.
Trước thắc mắc của dư luận về 3,6 triệu USD tiền đánh bạc được chuyển ra ngoài bằng cách nào, có hay không việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cho doanh nghiệp chuyển ngoại tệ? Ngày 14/3, trao đổi nhanh với phóng viên Tiền Phong, một đại diện NHNN cho biết: Căn cứ các quy định hiện hành, việc chuyển tiền ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân cho mục đích đánh bạc ở nước ngoài là không phù hợp với quy định của pháp luật.
NHNN không cấp giấy phép cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích đánh bạc.
“Trong vụ đánh bạc ngàn tỷ cơ quan công an đang vào cuộc, không có khoản tiền nào ra nước ngoài được chuyển qua ngân hàng. Việc này cơ quan công an đã làm rõ từ năm ngoái”, đại diện NHNN nhấn mạnh.
Với trách nhiệm là đơn vị quản lý về ngoại tệ vào - ra khỏi đất nước, Vụ quản lý ngoại hối NHNN cung cấp thêm thông tin: hiện cơ sở pháp lý về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được căn cứ trên hai đối tượng: Chuyển tiền ra nước ngoài đối với các giao dịch vãng lai và chuyển tiền ra nước ngoài cho các giao dịch đầu tư.
“Các quy định pháp lý liên quan đến việc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn đã đầy đủ, đảm bảo chặt chẽ, đồng thời đã có cơ chế kiểm soát các giao dịch chuyển tiền ra khỏi Việt Nam, hạn chế các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp”, Vụ này cho biết .
Trước số tiền đánh bạc đã chuyển đi này, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhận định: nếu không chuyển qua đường doanh nghiệp, trong trường hợp này rất có thể, họ đã mở tài khoản cá nhân tại nước ngoài và chuyển tiền theo hình thức chuyển... “lậu”.
Nhưng muốn rõ hay không, cái này phải cơ quan công an điều tra mới nắm được, vị này nói.
Quy trình Doanh nghiệp chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
Theo Vụ quản lý ngoại hối NHNN, hiện Chính phủ đã có những quy định rất rõ về đầu tư ra nước ngoài.
Việc đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Điều 63, khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư và Thông tư số 12/2016/TT-NHNN, nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện bao gồm: Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; Phải mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng (TCTD) được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
Căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện nay, các TCTD phải tuân thủ các quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản quy phạm dưới Luật.
Cụ thể, tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế phải báo cáo NHNN (qua Cục phòng, chống rửa tiền) từng giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra, vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) USD Mỹ trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày17/10/2014 của Chính phủ cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với mức phạt tiền lên tới 500-600 triệu đồng, tịch thu tang vật hoặc rút giấy phép.
"Các quy định về giám sát và chuyển tiền ra đầu tư nước ngoài hiện chúng tôi làm rất chặt. Nếu doanh nghiệp không được cấp phép đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ cấp phép cho chuyển ngoại tệ ra bên ngoài".
Đại diện NHNN nói
Tiền phong
- Không những không nhận vi phạm, cựu lãnh đạo Navibank còn “sốc” trước mức án Viện Kiểm sát đề nghị?
- Clip: Đang phá dỡ phần sai phép biệt thự của cựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa
- Đang phá dỡ biệt thự sai phép của cựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa
- Cận cảnh biệt thự sai phép của gia đình cựu Cục trưởng C50
- Chân dung "ông trùm" Phan Sào Nam trong vụ cựu Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa bị bắt