Xây chuỗi 5.700 cửa hàng khắp Việt Nam, Thế giới di động làm cách nào để phòng chống nhân viên tham nhũng, gây thất thoát tài sản, hay hưởng hoa hồng khi thuê cửa hàng?
Báo cáo thường niên 2022 của TGDĐ đánh giá hoạt động phát triển mặt bằng được lưu ý do chiếm tỷ trọng cao trong chi phí vận hành. Bên cạnh đó còn có rủi ro mất mát hàng hóa và tham nhũng. TGDĐ phải làm gì để đối phó những rủi ro này khi số lượng cửa hàng ngày một tăng cao?
- 17-04-2023Thế giới di động tiến công Indonesia: Vì sao Erablue được thị trường ưa chuộng nhưng 5 tháng mới mở 5 cửa hàng, trái ngược kiểu "mở như vũ bão" ở Việt Nam?
- 11-04-2023Sức mua bán lẻ sụt giảm báo động đe doạ hơn 4 tỷ USD doanh thu của Thế giới Di động, một “cuộc tái sinh” để ngỏ
- 09-04-2023Thế giới Di động (MWG) tròn 3 tháng “xuất ngoại” sang Indonesia: Doanh thu mỗi tháng 4,5-5 tỷ/cửa hàng, đã tính cả chuyện IPO
Năm 2019, trong chương trình Thắp Sáng Lửa, Yêu Thương tại The Adora Center, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ Tịch HĐQT Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã chia sẻ kinh nghiệm về quản trị nhân sự. Theo ông Tài, chỉ có lấy Nhân - Đức làm gốc mới giúp xây dựng được một đội ngũ đoàn kết, yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau để làm được việc lớn.
TGDĐ tin rằng nhân viên dù ở vị trí nào cũng muốn ăn thật, làm thật và TGDĐ nỗ lực tạo ra môi trường để mọi nhân viên được làm thật và ăn thật. Một số trường hợp rất ít nhân viên muốn ăn thật, làm dối thì số đông sẽ loại trừ họ.
Ông Nguyễn Đức Tài kể câu chuyện về quãng thời gian đi làm thuê trước khi xây dựng TGDĐ như một ví dụ cho luận điểm này. Đó là khoảng thời gian ông Tài làm cho một công ty gần KCN Biên Hòa II. Một lần, ông được giao nhiệm vụ mua dây đai để test máy.
" Tôi chạy xe ra khu Kim Biên, mua một cuộn dây đai có giá khoảng hơn 200.000 đồng. Người chủ cửa hàng có hỏi tôi muốn ghi trên hóa đơn giá tiền là bao nhiêu ?", ông Tài kể.
Vị chủ tịch Thế Giới Di Động nói đùa muốn ghi giá tiền 2 triệu đồng vào hoá đơn. Nhưng sau đó, nghiêm túc lại ông đã yêu cầu ghi Đúng giá tiền. Qua câu chuyện này, ông Nguyễn Đức Tài khẳng định các công ty hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào nhân viên nếu có những chính sách đãi ngộ tốt.
Theo ông Tài, nếu câu chuyện của ông rơi vào một công ty khác, với một nhân viên khác chỉ nhận mức lương khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, mọi chuyện có thể sẽ khác.
"Người đó hoàn toàn có thể kê khai hóa đơn tăng lên thành 300.000 – 400.000 đồng bởi khoản tiền chênh lệch đó bằng với 5 -7% tháng lương của họ ", chủ tịch Thế Giới Di Động chia sẻ.
Ông Tài cho biết đó là một thách thức, đồng thời không quên chia sẻ rằng đội ngũ nhân viên của Thế Giới Di Động luôn được trao niềm tin và nhận được mức đãi ngộ tương xứng.
Ngoài ra, ông cho rằng một nhà lãnh đạo không cần phải trực tiếp sàng lọc và đào thải những người đi ngược với lòng tin của họ. Cụ thể, trong khoảng 1.000 người, sẽ có một người phủ nhận lòng tin của nhà lãnh đạo. Khi đó, 999 người còn lại sẽ trực tiếp làm nhiệm vụ sàng lọc và đào thải người còn lại.
Vậy nhưng lòng tin và đãi ngộ tốt có phải là tất cả những gì TGDĐ đang áp dụng để kiểm soát, hạn chế rủi ro về tham nhũng, mất mát khi quy mô của TGDĐ càng ngày càng phình to không?
Từ 2197 cửa hàng năm 2018, đến hết 2022, số lượng điểm bán của toàn bộ hệ thống TGDĐ (bao gồm TGDĐ, Điện máy xanh, Topzone, Bách hóa xanh, An Khang) đã tăng gấp 2,6 lần, lên hơn 5.700 điểm bán, do đó yêu cầu về quản trị gian lận cũng tăng lên.
Trên thực tế từ năm 2019, rủi ro quản trị con người đã được đánh giá trong Báo cáo thường niên của TGDĐ. Công ty cho rằng, số lượng nhân viên ngày càng tăng dẫn đến vấn đề quản trị về con người trở nên khó khăn hơn, ví dụ điển hình là việc mất hàng hóa do lòng tham của nhân viên, gian lận trong việc lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm, hưởng lợi từ việc chọn đơn vị cho thuê mặt bằng, chảy máu chất xám.
Khi đó, TGDĐ cho biết đã và đang tiến hành hoạt loạt các biện pháp để việc quản trị con người trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn họ xây dựng văn hóa trung thực cho toàn thể nhân viên, xây dựng cơ chế lương thưởng phù hợp, xây dựng đội ngũ kiểm soát nội bộ hỗ trợ IT kiểm tra định kỳ, ngăn ngừa bất thường và xây dựng chính sách cụ thể với bên thứ 3 như nhà cung cấp hàng hóa, chủ nhà cho thuê, hay khách hàng.
Báo cáo thường niên 2022 của TGDĐ đánh giá hoạt động phát triển mặt bằng được lưu ý do chiếm tỷ trọng cao trong chi phí vận hành. Công ty rà soát và đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động thuê mặt bằng bằng việc kiểm tra thực tế (thông qua việc khảo sát thị trường, trực tiếp liên hệ các chủ mặt bằng) và đánh giá bất thường.
Trong năm 2022, Công ty không phát sinh có trường hợp bất thường trong công tác thuê mặt bằng, chi phí thuê và tiêu cực của nhân viên Công ty. Công ty có quy trình đầy đủ và chặt chẽ về việc phát triển mặt bằng cũng như kiểm soát, phòng chống tham nhũng trong quá trình thuê nhà.
Đây là một trong ba nội dung TGDĐ đánh giá Rủi ro về tham nhũng, mất mát, lãng phí. Trong đó, rủi ro đầu tiên được đề cập là khả năng mất mát hàng hóa với một doanh nghiệp bán lẻ có giá trị hàng tồn kho lớn như TGDĐ. Công ty cho biết, công tác kiểm kê được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình và quy định.
Trong năm 2022 không phát sinh trường hợp thất thoát và tổn thất trọng yếu về hàng tồn kho. Ngoài ra, Công ty cũng có hệ thống quản trị hàng tồn kho và công cụ kiểm kê nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến thất thoát và mất mát hàng hóa.
Thứ hai, về vấn đề tham nhũng. Công ty luôn đề cao và tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp với 6 giá trị cốt lõi, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ nhân sự có sự trung thực cao trong công việc. Ngoài ra, Công ty có quy trình đánh giá Nhà cung cấp và hệ thống kiểm soát về rủi ro liên quan đến tham nhũng trong việc mua bán hàng hóa.
Nhịp sống thị trường