1 loại quả chua ngọt tốt ngang insulin tự nhiên, giúp hạ đường huyết, giảm cân hiệu quả: Rất sẵn ở chợ Việt
Loại quả này không còn quá xa lạ với người Việt. Song ít người hiểu hết công dụng thực sự của nó.
- 03-02-2024Nữ kế toán tăng ca cuối tuần bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: 18,4 tỷ đồng với 154 giao dịch bất thường bị phanh phui
- 01-02-2024Thú chơi 1 loại củ trông giống như hành tây nhưng lại trở thành loài hoa cực đẹp nở đúng giao thừa của người Hà Nội xưa
- 31-01-2024Lạc giữa xứ sở kim chi ở ngay Hà Nội với tiệc BBQ chuẩn 100% người Hàn: Tuyển chọn từng miếng thịt ‘lên mâm’ đến món đồ uống độc đáo
Không chỉ là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích, quýt còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người sử dụng. Theo bộ Nông Nghiệp Mỹ, 100g quýt tươi chứa 53 kcal; 0,81 g protein; 1,8 g chất xơ; 0,31g chất béo… cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin A, C, E…
Nhờ vậy, quýt cung cấp nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Một trong số đó phải kể đến một số tác dụng sau:
Hỗ trợ giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin
Quýt giúp giảm nồng độ đường trong máu và làm tăng độ nhạy insulin trong tế bào. Nhờ đó, đường được chuyển hoá hiệu quả hơn, hạn chế dư thừa trong máu. Hai thành phần giúp giảm nồng độ đường huyết có trong trái quýt chính là naringin và neohesperidin. Hai hợp chất này cũng có tác dụng tăng nồng độ các enzyme quy định sự hấp thụ glucose trong gan.
Người tiểu đường chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi lần và chia ra ăn làm nhiều lần trong ngày. Để tránh làm đường huyết tăng cao đột biến, người bệnh tránh ăn quýt sau khi ăn no hoặc ăn ngay sát bữa ăn.
Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Chất chống oxy hóa trong quýt có thể bảo vệ con người trước các triệu chứng rối loạn não mạn tính như tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Theo nghiên cứu, quýt giúp giảm các gốc tự do trong não - nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của tâm thần phân liệt. Nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng nobiletin từ vỏ quýt có thể giúp giảm tác động tiêu cực của bệnh Alzheimer.
Đối với những người bệnh Parkinson, hàm lượng nobiletin trong quýt cải thiện tình trạng suy giảm khả năng vận động, bảo vệ các tế bào sản xuất dopamine trong não.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhờ hàm lượng chất chống ôxy hóa, chất xơ và vitamin C, một số nghiên cứu cho thấy rằng, thêm quýt vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và mạnh mẽ.
Hàm lượng flavonoid có trong trái cây họ cam quýt có thể giúp giảm mức cholesterol và triglyceride trong máu. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Cải thiện vấn đề về da
Quýt giúp cải thiện vấn đề về da, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen. Đây là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, mang lại cấu trúc, sức mạnh và sự ổn định cho các mô liên kết, gồm làn da.
Ở tuổi cao, lượng collagen trong cơ thể giảm đi. Tuy nhiên, vitamin C thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, giúp cải thiện quá trình lành vết thương và giảm các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn.
Thúc đẩy sức khoẻ tiêu hoá
Với 1,5 gam chất xơ được chứa trong mỗi quả quýt, thêm quýt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn là một cách tuyệt vời để hỗ trợ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa mà không bị tiêu hóa, giữ nước cho khối thực phẩm khi di chuyển, tạo khối phân, kích thích trực tràng, chống táo bón.
Ngoài việc ngăn ngừa táo bón, tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm bệnh trĩ, loét dạ dày và viêm túi thừa, một tình trạng gây viêm đường tiêu hóa.
Hỗ trợ giảm cân
Ăn quýt cũng là hình thức giảm cân lành mạnh. Thực tế, các loại trái cây có múi cung cấp chất xơ không hòa tan, loại không lên men trong ruột, chẳng hạn cellulose và lignin. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, điều chỉnh sự thèm ăn dẫn đến giảm cân.
Những người không nên ăn quýt
Người vừa phẫu thuật
Trong các loại trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng acid citric tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Đây thường là chất thường dùng để chống đông máu.
Do đó, người vừa phẫu thuật dạ dày, ruột; vết mổ chưa lành không nên ăn cam, quýt.
Người đang cảm, ho
Cam, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên những người đang bị cảm, ho lại không được khuyên dùng loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn cam, quýt trong lúc bị ho có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Phần vỏ quýt có thể dùng chữa ho, long đờm nhưng múi quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Trong lúc bị ho cảm, thay vì sử dụng cam, quýt có thể uống các loại nước hoa quả khác như dưa hấu, táo, lê…
Người đang đói
Trong cam, quýt có chứa axit, vị chua nên ăn khi đói bụng sẽ bào mòn dạ dày, lâu dài dẫn tới bệnh nguy hiểm.
Ngoài những nhóm người trên, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều khi sử dụng loại quả này:
- Không ăn buổi sáng: Bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa ăn sáng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.
- Không ăn quýt cùng củ cải: Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit. Còn khi ăn quýt , flavonoid có trong quýt sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic.
Nếu bạn ăn quýt cùng thời điểm ăn củ cải 2 chất trên có trong quýt sẽ ức chế axit thioxianic về tuyến giáp gây bướu cổ.
Tổng hợp
Phụ nữ số