13/37 tài sản bị kê biên của Phạm Công Danh là tài sản đảm bảo tại Sacombank
Luật sư của Sacombank khẳng định 13 tài sản này không liên quan đến vụ án nên không thể là vật chứng của vụ án, vì vậy đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên để ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo theo pháp luật.
Tại phiên tòa chiều ngày 23/8, liên quan đến các cá nhân/tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan, đại diện Sacombank và Luật sư bảo vệ quyền lợi Sacombank đã có bài phát biểu.
Luật sư Tám bảo vệ quyền cho Sacombank phát biểu.
-Quá trình bắt giam Phạm Công Danh, cơ quan điều tra đã kê biên nhiều tài sản trong đó có các tài sản. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng đã tuyên hủy bỏ một phần các tài sản kê biên.
Tuy nhiên, trong 37 tài sản đang bị kê biên thì có đến 13 tài sản đang kê biên thuộc tài sản đảm bảo tại Sacombank.
+Nhà đất ở Lý Thường Kiệt ở TP.HCM thuộc sở hữu của Phạm Công Danh và bà Quách Kim Chi đang được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 50 tỷ đồng.
+2 tài sản nhà đất 88 số 3, TP.HCM và 90 đường số 3, TP.HCM thuộc sở hữu của Phạm Công Danh và bà Quách Kim Chi đang được đăng ký giao dịch đảm thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 60 tỷ đồng.
+Quyền sử dụng đất tại Tân Phú, TP.HCM thuộc sở hữu của Phạm Công Danh và bà Quách Kim Chi đang được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 592 tỷ đồng cho 2 hợp đồng tín dụng 192 tỷ và 400 tỷ.
+4 Tài sản trong cùng số nhà ở 43 Nguyễn Văn Giai thuộc Tập đoàn Thiên Thanh được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 80 tỷ đồng.
+4 tài sản nhà đất thuộc sở hữu của Phạm Công Danh và bà Quách Kim Chi đang được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 37 tỷ đồng.
+Quyền sử dụng đất ở thửa 183, 184 Quảng Nam thuộc Quốc tế Thiên Thanh được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp hợp pháp tại Sacombank để cho vay số tiền 57 tỷ đồng.
Những tài sản này đều được ngân hàng thực hiện đúng quy định về thế chấp tài sản và được đăng ký giao dịch đảm bảo. Sacombank là bên quản lý hợp pháp các tài sản trên, xảy ra trước khi ông Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín. Các tài sản này không liên quan đến các hành vi sai phạm của ông Danh.
Tại các phiên tòa gần đây, Hội đồng xét xử đã làm rõ 13 tài sản nêu trên xác định không liên quan đến vụ án nên không thể là vật chứng của vụ án. Do vậy, theo Sacombank, việc cơ quan điều tra ra lệnh kê biên và coi là vật chứng vụ án là không đúng. Đề nghị hủy bỏ kê biên một phần để ngân hàng xử lý theo pháp luật. Theo Luật sư của Sacombank, đây là điển hình của việc hình sự hóa một quan hệ dân sự, gây khó khăn cho các ngân hàng nói chung trong đó có Sacombank, khiến tỷ lệ nợ xấu của Sacombank cao.
Sacombank đang tiến hành các thủ tục khởi kiện các cá nhân, tổ chức đã ký các hợp đồng tín dụng và nhận thế chấp các khoản nêu trên ra tòa để thực hiện các quyền của mình theo các hợp đồng giao dịch. Các tòa án đã thụ lý các đơn và yêu cầu Sacombank xử lý các tài liệu liên quan trong việc ký cho vay các hợp đồng này. Vì thế, luật sư đề nghị giải tòa kê biên, giải tỏa kê biên một phần tạo điều kiện để ngân hàng Sacombank thực hiện các quyền của mình.
Sau bài phát biểu bào chữa của Luật sư Ngân hàng Sacombank, bị cáo Phạm Công Danh đã giơ tay xin phát biểu. Bị cáo Phạm Công Danh đề nghị Hội đồng xét xử không chấp thuận đề nghị giải tỏa kê biên của Sacombank vì ông đã vay các khoản tiền nêu trên nhằm chi chăm sóc khách hàng. Đến khi các vấn đề được làm sáng tỏ thì không giải tỏa kê biên các tài sản trên cho Sacombank.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đại án Phạm Công Danh
Xem tất cả >>- Ngân hàng Xây dựng phải trả gần 70.000 m2 đất cho Bất động sản Phú Mỹ
- Đại án Phạm Công Danh: Lo ngại về các rủi ro không thể dự đoán
- Ngày 27/12, xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm
- Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
- Làm rõ trách nhiệm liên quan Hà Văn Thắm trong đại án Ngân hàng Xây dựng