4 bất thường nhưng thực ra là bình thường khi bước qua tuổi 65: Muốn kéo dài 30 năm tuổi thọ đừng quên thực hiện 3 điều
Nhiều người muốn sống khỏe mạnh nhưng lại không tìm ra giải pháp tốt nhất để áp dụng. Đây chính là gợi ý giúp bạn, hãy thực hiện càng sớm càng tốt.
- 07-06-2023Loại quả pha nước chua ngọt mùa hè, từ ruột đến vỏ đều chứa vô vàn tác dụng nhưng nhiều người vẫn lãng phí
- 07-06-2023Cặp đôi chồng bác sĩ, vợ điều dưỡng quen nhau từ thời học sinh: 'Em đi trực thì tôi ở nhà giặt đồ, rửa chén'
- 07-06-20233 thói quen giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ: Tập thể dục chỉ xếp thứ 3, việc quan trọng hơn lại ít người duy trì được
- 05-06-20235 loại nước đừng uống buổi sáng khi vừa thức dậy kẻo tự rước bệnh vào thân
- 04-06-2023Dân gian có câu “thứ nhất tam thất, thứ nhì nhân sâm", lạm dụng nên coi chừng
Theo quy luật tự nhiên, con người lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Sau 65 tuổi, cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định. Đây là những hiện tượng bình thường của quá trình lão hóa.
Dưới đây là 4 biểu hiện bình thường khi bước qua tuổi 65:
1. Trí nhớ giảm sút
Khi chúng ta già đi, các tế bào thần kinh sẽ dần bị lão hóa, các mảng xơ vữa dần dần xuất hiện trong mạch máu não dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ. Điều này ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, suy nghĩ chậm chạp và không còn minh mẫn như khi ta còn trẻ.
Một số người cho rằng đây là biểu hiện của bệnh Alzheimer, nhưng trên thực tế, đây có thể là do quá trình lão hóa bình thường của não bộ. Đó là sa sút trí tuệ nếu diễn tiến từ mất trí nhớ tạm thời những sự việc gần đây đến mất trí nhớ dài hạn, mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không nhớ được diện mạo và địa chỉ nhà.
2. Giảm trao đổi chất
Khi còn trẻ, nhiều người có thể ăn vài bát cơm và dễ cảm thấy đói hoặc khát. Tuy nhiên, sau 65 tuổi, với sự suy yếu của quá trình trao đổi chất, chức năng của đường tiêu hóa kém đi và cảm giác thèm ăn cũng giảm dần.
Điều này không có nghĩa là có bệnh về đường tiêu hóa mà là dấu hiệu lão hóa hoàn toàn bình thường của cơ thể, miễn là không bị sụt cân đột ngột. Đối với người cao tuổi, chế độ ăn nên chọn một số thực phẩm giàu đạm và vitamin như thịt gà, cá, rau lá xanh…. đồng thời tránh những thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo.
3. Xương yếu đi
Khi chúng ta già đi, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể cũng sẽ dần yếu đi, thay vào đó lượng canxi mất đi sẽ tăng lên khiến xương và cơ yếu đi. Đôi khi thậm chí có thể bị loãng xương và gãy xương. Để phòng tránh điều này, bạn nên chú ý vận động hợp lý để tăng độ chắc khỏe của xương và cơ, đồng thời chú ý bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.
4. Giảm khả năng miễn dịch
Khả năng miễn dịch suy giảm sẽ khiến người già dễ mắc bệnh Cúm, viêm phổi. Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên khắp thế giới như hiện nay, người già sau 65 tuổi chính là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, không chỉ dễ bị lây nhiễm mà còn có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng và liên quan sau khi nhiễm. Nguy cơ biến chứng cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Để sống lâu trăm tuổi, cần nhớ 3 nguyên tắc sau:
Chúng ta đều biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là bản chất của con người, không thể tránh khỏi! Vì vậy, đối với những người cao tuổi đã bước qua tuổi 65, nếu xảy ra 3 vấn đề về thể chất trên thì không cần quá lo lắng, điều cốt yếu là phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng, làm việc, nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ thì mới có thể sống lâu và khỏe mạnh khi về già.
1. Dinh dưỡng cân bằng
Chúng ta đều biết rằng "bệnh từ miệng mà ra." Sự xuất hiện của nhiều loại bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Những thói quen ăn uống không lành mạnh như nhiều muối, nhiều chất béo hoặc ăn quá no có thể gây ra nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa, tim mạch và nội tiết.
Chế độ ăn của người 65 tuổi phải dễ tiêu hóa và hấp thu, nhạt nhưng cũng phải đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Tránh ăn nhiều thực phẩm béo, thay vào đó nên ăn nhiều trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa, cá và các sản phẩm từ đậu nành.
2. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Khi bước vào tuổi 65, sức lực không còn sung mãn như khi còn trẻ, vì vậy bạn nên thường xuyên đi ngủ, ngủ đều đặn và thức dậy sớm để đảm bảo đủ thời gian ngủ. Ngoài ra, không nên uống trà, cà phê, hút thuốc trước khi đi ngủ.
3. Tập thể dục vừa phải
Thể thao quyết định cuộc sống, điều đó cũng không ngoại lệ đối với người già trên 65 tuổi. Những người trên 65 tuổi không thể theo đuổi các bài tập thể dục cường độ cao và thử thách như người trẻ, nhưng cũng không cần lo lắng về những tổn hại thể chất có thể phát sinh trong quá trình tập luyện. Người cao tuổi có thể tự lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp theo thể trạng và sở thích. Thông thường nên chọn những phương pháp có cường độ tập luyện thấp, thời gian dài, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, leo núi, leo cầu thang, đạp xe, tập dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu…
Người cao tuổi mới bắt đầu tập thể dục không nên nghỉ quá lâu, nên tăng thời lượng vận động từ từ và đều đặn. Thời gian của mỗi bài tập thay đổi theo cường độ, nếu cảm thấy hơi gắng sức thì có thể nghỉ ngơi, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để đạt được mức độ thư giãn.
Thông thường nên điều chỉnh bài tập cường độ vừa phải, mỗi lần từ 20 đến 30 phút, mỗi tuần tập từ 3 đến 4 lần, nhưng tùy vào đặc điểm và khả năng chịu đựng của bản thân.
Theo Aboluowang
Tổ quốc
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải