Mắc 2 loại ung thư nhưng người đàn ông vẫn sống khỏe mạnh đến 98 tuổi: “Liều thuốc” tốt nhất gói gọn trong 3 không
Nhờ duy trì được thói quen hàng ngày, nhà văn Quý Tiện Lâm (Trung Quốc) có thể sống gần trăm tuổi.
- 05-06-20235 loại nước đừng uống buổi sáng khi vừa thức dậy kẻo tự rước bệnh vào thân
- 04-06-2023Dân gian có câu “thứ nhất tam thất, thứ nhì nhân sâm", lạm dụng nên coi chừng
- 04-06-20237 loại đồ ăn ngon miệng nhưng không tốt cho mỡ máu: Những ai nên hạn chế?
- 04-06-2023Nhờ "kén ăn" 3 món, người phụ nữ 46 tuổi thoát khỏi nhồi máu não: Cơ thể có 2/4 biểu hiện này phải đi khám ngay kẻo muộn
- 01-06-2023Năm thói quen giúp cụ ông sống thọ trên 100 tuổi
Quý Tiện Lâm là một nhà văn nổi tiếng, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ nhỏ ông đã ốm yếu liên miên, năm 6 tuổi suýt chết vì bệnh đậu mùa, khỏi đậu mùa lại bị hen suyễn, tim mạch vành, đục tinh thể, viêm loét dạ dày... Năm 2011, ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang. Dù mắc tới hai loại ung thư nhưng ông vẫn sống tới 98 tuổi.
Chia sẻ về điều này, Quý Tiện Lâm đã chỉ ra bí quyết "3 không" giúp con người mạnh khỏe, sống lâu.
Không tập thể dục quá sức
Tập thể dục tuy rằng rất tốt, nhưng không phải cứ chăm chỉ tập thể dục là có thể sống thọ. Luyện tập quá sức sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Những người quá coi trọng thể dục thì cuộc sống của họ chỉ quẩn quanh trong đó, không có thời gian để làm nhiều việc có ích khác.
Luyện tập phải dựa theo tình trạng thể chất, không nên tập các bài tập quá nặng đối với bản thân. Ví dụ với một vận động viên chạy đường dài, chạy với tốc độ 10km trong 5 phút rưỡi là chuyện bình thường, nhưng với những người sức khỏe yếu hay bị viêm phế quản mãn tính thì sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
Trang WebMD dẫn lời của nhà trị liệu thể thao và phục hồi chức năng Jav Asaro: "Tập thể dục cường độ cao, kéo dài và thiếu ngủ sẽ giải phóng và làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Điều này sẽ có tác dụng ngược lại với phản ứng insulin, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến suy giảm collagen, giảm sự đàn hồi của cơ xương khớp".
Ngoài ra, không tập thể dục không có nghĩa là ngồi yên cả ngày mà hãy bắt đầu từ những việc vận động đơn giản như làm một số công việc nhà, làm việc trí óc, duy trì tinh thần cởi mở để điều hòa sức khỏe thể chất và tinh thần.
Không để bản thân quá rảnh rỗi
Khi được hỏi về bí kíp giữ gìn sức khỏe, ông chỉ trả lời vỏn vẹn một từ: "Bận". Ông cho rằng "Bận" rất tốt cho thể lực và trí não, và "bận" tốt hơn bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào khác.
Romain Rolland nói: "Gánh nặng lớn nhất trong đời không phải là công việc, mà là sự buồn chán lúc nhàn rỗi". Khi lao đầu vào công việc, chịu nhiều áp lực, mỗi giây phút được nghỉ ngơi với chúng ta mới thật sự quý báu. Ngược lại, nếu cả ngày rảnh rang, không tìm thấy được một công việc để làm thì chẳng mấy chốc người ta sẽ cảm thấy buồn tay buồn chân, khó chịu.
Một người phải bận rộn với công việc của mình thì họ sẽ dành toàn tâm toàn ý vào chúng, còn nếu để thời gian trống quá lâu, đôi khi sẽ khiến con người ta bộc phát suy nghĩ tiêu cực.
Mỗi ngày vào lúc 4 giờ sáng, phòng làm việc của Quý Tiện Lâm đều sáng đèn. Ông nói: "Thật tốt khi được thức dậy và đi làm!" Dù đã ngoài 90 nhưng ông vẫn làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày.
Ông cũng là một người nổi tiếng chấp niệm với "sự bận rộn". Ông buộc bản thân phải làm việc mỗi ngày, và niềm tin của ông là: "Không cho phép một ngày nào được nhàn rỗi."
Tuổi thọ của những "bậc thầy" kể trên khiến vô số người phải ghen tị, nhưng ai cũng không biết rằng sự trường thọ này chính là kết quả của "sự bận rộn".
Không tức giận
Quý Tiện Lâm tin rằng, cuộc đời con người không nên từ chuyện bé xé ra to, để ý quá nhiều chuyện vặt vãnh. Khi gặp khó khăn thì phải tìm cách giải quyết,sống thanh thản, vui tươi. Trung Y cho rằng, tức giận làm tổn thương gan, thận, phổi, lá lách,...
Theo quan điểm của Tây y, người thường xuyên buồn bực, cáu gắt, thần kinh căng thẳng có thể khiến cơ thể bị áp lực quá mức, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Khi tâm trạng vui vẻ, não cũng sẽ tiết ra dopamine giúp các hệ thống và cơ quan khác nhau của cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Tâm trạng thất thường không chỉ ảnh hưởng đến gan, mà lách và phổi cũng bị tổn thương. Theo thời gian, nước da sẽ bị xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa. Y học cổ truyền đã chiêm nghiệm: "vui nhiều hại gan, buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, nghĩ nhiều hại tỳ, sợ nhiều hại thận".
Do đó, để sống vui, sống khoẻ, con người nên kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh suy xét mọi vấn đề, không nên "nóng giận mất khôn", vừa giúp bản thân kéo dài tuổi thọ vừa không làm phiền tới mọi người xung quanh.
Sống trên đời không những phải sống lâu, mà còn phải sống khỏe mạnh. Ngoài việc thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể, duy trì chế độ ăn uống hợp và duy trì trạng thái tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao hợp lý. Cơ thể và tinh thần thoải mái, khả năng miễn dịch tốt để chống lại vi khuẩn xâm nhập thì mới thực sự khỏe mạnh.
Theo Aboluowang
Trí thức trẻ
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm trên khuôn mặt: Cùng kiểm tra xem nhé!
- BS cảnh báo nếu thấy 4 dấu hiệu xuất hiện khi đang ngủ coi chừng nhồi máu não sắp xảy ra, chủ quan sẽ khiến bạn ân hận