MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 dấu hiệu chân "teo tóp" cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp: Muốn giữ mệnh trường thọ chớ bỏ qua 5 bài tập sau

25-02-2022 - 08:41 AM | Sống

4 dấu hiệu chân "teo tóp" cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp: Muốn giữ mệnh trường thọ chớ bỏ qua 5 bài tập sau

Một số quan niệm rằng đôi chân chính là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Chăm sóc tốt cho chân cũng đồng nghĩa với việc kéo dài tuổi thọ.

Theo Đông y, có rất nhiều huyệt đạo trên bàn chân người cũng như hàng ngàn dây thần kinh ngoại biên. Các huyệt cụ thể trên chân còn có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng. Vì vậy, giữ cho đôi chân an toàn chính là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ của mỗi chúng ta!

Khi chúng ta già đi, đôi chân của chúng ta cũng sẽ già đi. Vậy chúng ta phải làm thế nào để giữ cho đôi chân của mình luôn mạnh khoẻ? Hãy theo chân chuyên gia bỏ túi các phương pháp sau đây.

    Những dấu hiệu cho thấy đôi chân đang lão hoá

Người Trung Quốc xưa nay vẫn truyền nhau câu nói “nhân lão cước tiên suy” có nghĩa là bàn chân sẽ già đi nhanh hơn cả tuổi tác.

Sau 35 năm quan sát thực nghiệm, một chuyên gia Nhật Bản đã phát hiện ra rằng con người có thể đứng thẳng với hai bàn chân ngay ngắn gần nhau vào năm 6 tuổi, và tách dần ra sau tuổi 30. Khi hai bàn chân không thể xếp gần sát nhau chứng tỏ sự lão hóa đã bắt đầu.

Nếu bạn nhận thấy những đặc điểm sau trên bàn chân của mình, thì đó là bàn chân đang bị lão hóa:

Khả năng linh hoạt giảm rõ rệt: Chất nhờn nội khớp giảm đi rõ rệt gây các hiện tượng khớp căng, cứng, cảm thấy đau khi đi bộ, cúi, ngồi. Thỉnh thoảng sẽ gặp thêm trường hợp các khớp kêu răng rắc khi vận động.

4 dấu hiệu chân teo tóp cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp: Muốn giữ mệnh trường thọ chớ bỏ qua 5 bài tập sau  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Đau ở lòng bàn chân: Các lớp mỡ ở lòng bàn chân bị mỏng đi do mất collagen theo thời gian.

Da chân nứt nẻ: Bề mặt da chân không còn đàn hồi và dần nhăn nheo, xuất hiện các vết chai, thô ráp và nứt nẻ khi chạm vào;

Khó chịu ở chân: Lưu thông máu kém khiến tay chân lạnh, thường xuyên bị chuột rút và tê bì chân.

    Những thói quen xấu khiến đôi chân già đi nhanh chóng!

Sự lão hóa của đôi chân không chỉ liên quan đến tuổi tác mà vì một số hành vi, thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày. Những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho đôi chân của chúng ta.

1. Thích đi chântrầnn

Một số người hay có thói quen đi chân trần trên sàn nhà hoặc có khi dưới đất mà không mang giày hay dép. Thực tế điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho bàn chân của bạn.

Điều này là do kết cấu  lòng bàn chân có hình vòng cung để phù hợp đi trên các loại hình đường lối có bề mặt nhấp nhô và mềm. Khi đi trực tiếp trên mặt phẳng (mặt đường, mặt sàn), vòng cung của lòng bàn chân không thể khớp với nó dẫn đến việc thiếu lực đệm theo thời gian sẽ làm hỏng gót chân và các khớp chân.

2. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng

Những người thích ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán và các loại thực phẩm giàu năng lượng khác có thể dễ dàng tăng cân và cuối cùng dẫn đến béo phì. Bên cạnh đó, trọng lượng hay tải trọng của cơ thể con người chủ yếu tập trung vào phần sụn trung gian của khớp gối. Đây chính xác là vị trí đau khớp thường gặp ở hầu hết những người béo phì.

4 dấu hiệu chân teo tóp cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp: Muốn giữ mệnh trường thọ chớ bỏ qua 5 bài tập sau  - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Do đó, béo phì có thể làm tăng áp lực lên bàn chân, gây đau khớp, viêm gân Achilles (gân Achilles là bộ phận nối cơ bắp chân với xương gót chân, viêm gân Achilles thường xuất hiện trên những người vận động chân nhiều như vận động viên điền kinh)  và các mối nguy hại khác.

Người béo phì nên tập thể dục thông qua bơi lội, yoga và các bài tập khác để giảm tác động lên lòng bàn chân và ngăn ngừa chấn thương cho bàn chân.

3. Đi giày cao gót thường xuyên

Phái nữ đa phần rất thích đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn một phần để cải thiện chiều cao, một phần là vì thời trang. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đi những loại giày này rất dễ khiến lòng bàn chân bị tổn thương.

Giày bệt không thể hỗ trợ vòm bàn chân, dễ dẫn đến lòng bàn chân bị chảy xệ quá mức, tác hại tương tự như đi bằng chân trần;

Đi giày cao gót có thể khiến trọng lượng dồn lên xương cổ chân nhiều hơn, gây áp lực và đau nhức bàn chân trước. Tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến gãy xương do căng thẳng.

Ngoài ra, giày mũi nhọn ngắn, chật có xu hướng làm cong các ngón chân và lệch khớp ngón cái.

    5 bài tập kéo dài tuổi thọ

Nếu bạn muốn giữ cho đôi chân dẻo dai và kéo dài tuổi, hãy thử thực hiện 5 bài tập đơn giản sau đây.

1. Squats 60 cái mỗi ngày

Squats là bài tập đứng lên – ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể như cơ đùi, cơ mông hông

Khi ngồi xổm, cơ chân và cơ mông bị ép chặt, máu ở chi dưới sẽ nhanh chóng chảy về  tim Khi đứng lên, máu sẽ nhanh chảy đến các chi. Bài tập Squats là bài tập hỗ trợ giúp khí huyết lưu thông đều đặn, tuần hoàn hơn.

Để bài tập này được phát huy hết hiệu quả, chúng ta cần tập đúng các tư thế.  Khi đứng, hai chân phải rộng bằng vai, đưa hông ra sau như khi ngồi trên ghế dài, nâng eo và hóp bụng hít vào một hơi sâu. Khi ngồi xuống lưu ý phần đùi phải vuông góc cẳng chân và thở ra từ từ. 

4 dấu hiệu chân teo tóp cảnh báo sức khỏe đang xuống cấp: Muốn giữ mệnh trường thọ chớ bỏ qua 5 bài tập sau  - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

 2. Nhón chân 5 phút mỗi ngày

Khi chúng ta kiễng chân, các cơ bắp chân sẽ đẩy nhanh tần suất co bóp, kích thích các mạch máu của cơ thể người, giúp khí huyết lưu thông. Sau khi nhón gót, các chi dưới sẽ được thư giãn hơn, đỡ mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hóa của cả chân và bàn chân.

Cách thực hiện: Đứng dựa lưng vào tường, đồng thời kiễng chân đưa hai tay lên cao, giữ 30 giây rồi hạ xuống, lặp lại trong 5 phút.

3. Đạp khí hơn 90 cái mỗi ngày

Động tác này không chỉ có thể làm giảm bớt sự mệt mỏi của các chi dưới, mà còn rèn luyện sức mạnh của các chi dưới và còn có tác dụng bổ phế.

Cách thực hiện: Nằm ngửa, lưng áp vào thảm, nhấc một chân lên và giữ thẳng trên không, kéo đầu gối của chân kia vào ngực và chạm vào khuỷu tay đối diện, lặp lại hai bên trái phải lần lượt.

4. Đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày

Đi bộ mỗi ngày không chỉ có thể rèn luyện sức khỏe chân tay mà còn có thể vận động toàn thân, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Để có một đôi chân khỏe mạnh chúng ta cần thực hiện tư thế đi bộ đúng chuẩn. Mỗi lần đi bộ trên 30 phút và nên hoàn thành 10.000 bước mỗi ngày.

5. Gõ lòng bàn chân từ 50 đến 100 lần mỗi ngày

Gõ lòng bàn chân bằng nắm tay hoặc gậy nhỏ trước khi đi ngủ để giúp giải tỏa mệt mỏi, đồng thời kích thích dây thần kinh gan bàn chân phát huy tác dụng tuần hoàn máu.

Để thực hiện bài tập này chúng ta chỉ cần ngồi xếp bằng trên giường, lấy lòng bàn chân làm trung tâm, nhịp nhàng gõ đều vào lòng hai bàn chân đến khi cảm thấy hơi đau là được, không nên dùng lực quá mạnh.

Theo Toutiao

https://cafef.vn/4-dau-hieu-chan-teo-top-canh-bao-suc-khoe-dang-xuong-cap-muon-giu-menh-truong-tho-cho-bo-qua-5-bai-tap-sau-20220225023718654.chn

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên