4 thực phẩm cần tránh càng xa càng tốt nếu muốn "đậu thai" nhanh!
Ngoài quan tâm tới ăn gì để dễ thụ thai hơn thì việc tránh các thực phẩm ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu thai cũng vô cùng quan trọng.
- 28-06-2024Cuối tuần đi chợ thử áp dụng công thức mua thực phẩm "6-5-4-3-2-1" đang khuấy đảo MXH, biết đâu lại tiết kiệm được khá tiền!
- 26-06-2024Loại thực phẩm mềm mướt, núng nính quen thuộc với người Việt hóa ra lại cực tốt cho sức khỏe từ đầu tới chân
- 26-06-20247 thực phẩm là "quả bom nổ chậm" của bệnh ung thư, nhiều người ăn mỗi ngày
- 25-06-2024Đóng băng tuổi tác với 5 siêu thực phẩm "càng ăn càng đẹp" do chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ
Dinh dưỡng tốt là chìa khóa cho khả năng thụ thai cao!
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và khả năng sinh sản, cụ thể là khả năng thụ thai.
Theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard, chế độ ăn giàu các loại vitamin và chất dinh dưỡng như axit folic, vitamin B12, axit béo omega-3 cùng chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tác động tích cực tới khả năng thụ thai, bao gồm cả cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới.
5 thực phẩm nên tránh nếu đang chuẩn bị mang thai
Theo Healthline, một chế độ ăn kém lành mạnh cũng khiến khả năng "đậu thai" thấp hơn. Những thực phẩm cần tránh nếu bạn đang cố gắng mang thai bao gồm:
1. Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
Tiêu thụ nhiều thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn từ lâu đã được liên kết với nguy cơ vô sinh ở mọi giới tính. Trong đó, với nam giới, tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn ảnh hưởng tới số lượng, khả năng vận động của tinh trùng.
Ngược lại, những người ăn ít hơn 1,5 khẩu phần thịt chế biến sẵn mỗi tuần có cơ hội mang thai cao hơn tới 28% so với nhóm ăn nhiều hơn 4,3 khẩu phần thịt này mỗi tuần.
Nguyên nhân được giải thích là do thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có liên quan tới khả năng sinh sản thấp hơn.
Tiêu thụ nhiều thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn từ lâu đã được liên kết với nguy cơ vô sinh ở mọi giới tính (Ảnh: Engoo)
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu năm 2019 trên NIH cho thấy, nữ giới có "điểm sinh sản" cao là những người có chế độ ăn nhiều protein thực vật hơn là protein động vật nhờ rủi ro gặp phải rối loạn rụng trứng thấp hơn.
Lời khuyên: Hãy cân nhắc tới việc thay thế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn bằng các protein lành mạnh từ thực vật đậu hũ, đậu Hà Lan, đậu lăng,.. cùng các loại thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm, cá.
2. Carb siêu chế biến
Thực phẩm siêu chế biến bao gồm các món ăn "bắt mắt và đưa miệng" như mì ăn liền, gà viên chiên, xúc xích, thực phẩm ăn liền, ngũ cốc có đường, bánh mì trắng, mì ống. Những thực phẩm này thường chứa một lượng lớn các thành phần công nghiệp, chất phụ gia và chất bảo quản; trải qua nhiều giai đoạn xử lý khiến chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể.
Tiêu thụ những thực phẩm siêu chế biến có thể tác động tới khả năng sinh sản do chế độ ăn này thúc đẩy viêm và stress oxy hóa dẫn tới phá vỡ cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng ở nữ giới và sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Tiêu thụ những thực phẩm siêu chế biến có thể tác động tới khả năng sinh sản (Ảnh: Eat This, Not That)
Ngoài ra, thực phẩm siêu chế biến có xu hướng thiếu các chất dinh dưỡng thiếu yếu như vitamin, khoáng chất. Lượng dinh dưỡng không đủ có thể ảnh hưởng tới chất lượng trứng và tinh trùng.
Nguy cơ rối loạn chuyển hóa và béo phì cũng tăng lên nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến. Béo phì có thể góp phần làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ giới hay suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Lời khuyên: Thay thế các thực phẩm siêu chế biến bằng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tăng cường chất xơ và giảm lượng đường bổ sung.
3. Đồ nướng
Các loại bánh ngọt nướng, đặc biệt là những loại bánh được chiên hoặc thêm bơ thực vật có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.
Thận trọng khi tiêu thụ các loại đồ nước (Ảnh: Business Insider)
Ở phụ nữ, tiêu thụ các loại chất béo này có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng tới rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Ở nam giới, chất béo bão hòa có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa còn gắn liền với nguy cơ tăng cân và béo phì, có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ.
Lời khuyên: Thay thế chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa bằng chế độ ăn có các nguồn chất béo không bão hòa đơn, bao gồm: quả bơ, dầu ô liu, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn.
4. Đồ uống nhiều đường bổ sung
Một nghiên cứu năm 2018 được đăng tải trên NIH đã phân tích tác động của việc tiêu thụ đồ uống có đường đến khả năng sinh sản của 3.828 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 45 tuổi và 1.045 nam giới đang có kế hoạch mang thai trong khoảng thời gian 12 chu kỳ kinh nguyệt.
Kết quả cho thấy, nam giới và nữ giới tham gia nghiên cứu nếu thường xuyên tiêu thụ đồ uống chứa nhiều đường bổ sung (ít nhất 7 đồ uống mỗi tuần) đều có khả năng sinh sản giảm, số lượng trứng trưởng thành và trứng thụ tinh thành công thấp hơn. Phụ nữ tiêu thụ ít nhất một lon soda có đường mỗi ngày có khả năng sinh sản giảm 25%; nam giới tiêu thụ có khả năng sinh sản giảm 33%.
Đường bổ sung có liên quan tới nhiều rủi ro sức khỏe bao gồm cả khả năng sinh sản giảm (Ảnh: Eat This, Not That)
Điều này là do đường bổ sung có tác động xấu đến khả năng sinh sản. Ở phụ nữ, chúng có thể gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như chức năng của buồng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Ở nam giới, tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm giảm chất lượng tinh trùng. Đồng thời, việc uống nhiều đồ uống ngọt có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, là yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng sinh sản ở cả hai giới.
Lời khuyên: Thay vì uống các loại đồ uống nhiều đường bổ sung như soda, trà sữa, hãy thay thế bằng các lựa chọn lành mạnh hơn như nước lọc, thêm một vài lát chanh hay lá bạc hà để tăng hương vị và tốt hơn cho sức khỏe.
Nguồn: Healthline, NIH
Đời sống và pháp luật