9 thói quen tưởng "điên rồ" nhưng lại thực sự tốt cho sức khỏe: Bừa bộn giúp tăng cường sáng tạo, dậy muộn giúp giảm đột quỵ và đau tim
Nhiều người coi việc cố xem phim thêm một giờ, chơi các trò chơi điện tử, nhai kẹo cao su hay sinh hoạt bừa bộn là thói quen không lành mạnh, thậm chí vô trách nhiệm. Tuy nhiên, những hành động được cho là tiêu cực này lại có tác động tích cực đến tâm trạng, não bộ và sức khỏe tinh thần của chúng ta.
- 18-04-2019Con đường hạnh phúc không có chỗ cho chữ “ngại”: Thức dậy sớm để làm 5 thói quen đơn giản này, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc
- 17-04-2019Đừng để sức khoẻ bị tàn phá nhanh chóng bởi những thói quen ăn uống sai lầm này
- 16-04-2019“Giật mình” với những thói quen khiến cơ thể lão hóa sớm, già nhanh
Dưới đây là 9 thói quen tưởng chừng "điên rồ" nhưng lại thực sự hữu ích đối với bạn. Điều quan trọng nhất cần nhớ rằng mọi thứ chỉ tốt khi ở chừng mực nhất định.
1. Nhai kẹo cao su giúp giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ
Nhai kẹo cao su trong khi đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích đến cơ thể chúng ta, điển hình như giúp cải thiện trí nhớ, tập trung, trạng thái tỉnh táo và khả năng đưa ra quyết định sáng suốt.
Các nghiên cứu cho thấy ở những lần khảo sát trí nhớ, những người nhai kẹo trong quá trình làm bài có điểm số cao hơn 24% trong các bài thi kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và cao hơn 36% trong các bài kiểm tra trí nhớ dài hạn. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng nhai kẹo cao su cũng giúp giảm cảm giác căng thẳng bởi nồng độ hormone cortisol bị tụt xuống.
2. Chơi các trò chơi điện tử giúp nâng cao khả năng học và đưa ra quyết định
Các chuyên ra nhận định rằng các trò chơi điện tử hành động với nhịp độ nhanh cùng những hình ảnh sống động của "thế giới ảo" giúp người chơi đánh giá đúng cảm giác và biến nó thành quyết định chính xác và điều chỉnh phản ứng của mình. Hơn nữa, các trò chơi điện tử mang tính chiến lược và sử dụng thời gian thực giúp tăng cường sức mạnh não bộ và khả năng học của chúng ta. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ thích hợp với các loại trò chơi hành động nhanh chứ không phải các trò chơi có tốc độ chậm như Sims.
3. Chửi thề làm giảm căng thẳng và tăng khả năng chịu đau
Hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng chửi thề là một thói quen xấu mà bạn cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng chửi thề có thể làm giảm căng thẳng và giúp đẩy lùi sự thất vọng. Hơn nữa, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Tâm lý học của Đại học Keele, nó còn có thể tăng khả năng chịu đau.
Đây là một cách để bạn có thể giải phóng cảm xúc dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, chửi thề sẽ mất đi sự gắn kết cảm xúc và biến thành một thói quen xấu thực sự.
4. Bừa bộn giúp tăng cường sáng tạo
Có thể mẹ bạn thường nói rằng bừa bộn là một dấu hiệu của cách cư xử xấu, vô tổ chức và không có kỷ luật. Tuy nhiên, một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Quản lý Đại học Minnesota Carlson, thói quen lộn xộn của chúng ta có thể tiết lộ khả năng sáng tạo mà chúng ta đang ẩn giấu bên trong.
Cụ thể, 2 nhóm người được đưa vào 2 căn phòng gọn gàng và bừa bộn và được yêu cầu đưa ra càng nhiều cách sử dụng bóng bàn càng tốt và viết lại. Kết quả cho thấy những người tham gia trong căn phòng bừa bộn đã tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.
5. Dậy muộn giúp giảm đau tim và đột quỵ
Những người dậy sớm thường cho rằng những người dậy muộn hơn một chút là lười biếng và không có động lực. Tuy nhiên, dậy sớm có thể có hại cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản, những người có thói quen dậy trước 5 giờ sáng có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 1,7 lần và có nguy cơ bị xơ cứng động mạch cao gấp đôi so với những người thức dậy muộn hơn từ 2-3 giờ sau đó.
6. Tán gẫu giúp kết bạn và giải tỏa căng thẳng
Mặc dù tán gẫu được coi là vô bổ và mất thời gian nhưng nó lại có ảnh hưởng tích cực đến chúng ta. Nghiên cứu tâm lý cho thấy việc "buôn chuyện" giúp cải thiện mối quan hệ của chúng ta với người xung quanh và giúp tình bạn trở nên khăng khít hơn. Điều này cũng tăng sự hợp tác giữa các cá nhân, ngăn chặn sự ích kỷ và tăng khả năng trao đổi thông tin xã hội tốt hơn. Ngoài ra, tán gẫu còn giúp giảm mức độ căng thẳng và lo lắng.
7. Ợ giúp giảm đau dạ dày
Một tiếng ợ có vẻ khó chịu, nhưng đó là một phần bình thường của quá trình tiêu hóa của chúng ta. Nó giúp loại bỏ khí không mong muốn đã hít vào bên trong dạ dày và giúp duy trì một dạ dày khỏe mạnh. Bạn phải ợ để khí thoát ra dạ dày và giúp bạn không bị ợ nóng. Như người xưa từng nói: tốt hơn là để nó thoát ra hơn là giữ trong người.
8. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp hỗ trợ về mặt cảm xúc và giúp chúng ta cảm thấy được kết nối với xã hội
Các phương tiện truyền thông thường được coi là tác nhân gây lãng phí thời gian và giảm năng suất. Điều này hoàn toàn đúng nếu bạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng có kiểm soát, nó có tác động tích cực đến cuộc sống và sức khỏe tâm lý của bạn. Các phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta cảm thấy ít bị cô lập hơn và kết nối với xã hội nhiều hơn, giúp bạn dễ dàng tìm thấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc từ người khác cũng như được truyền cảm hứng để đạt các mục tiêu khác nhau trong cuộc sống.
9. Tắm nước lạnh giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cân
Nhiều người quan niệm rằng tắm dưới nước lạnh sẽ bị cảm ngay lập tức. Tuy nhiên, trên thực tế, nước lạnh thực sự cải thiện lưu thông máu, làm giảm nồng độ axit uric và tăng mức glutathione - một chất chống oxy hóa giữ cho tất cả các chất chống oxy hóa khác hoạt động ở mức tối ưu.
Nó cũng giúp giảm huyết áp, làm sạch các động mạch bị chặn và cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng ta. Ngoài ra, tắm lạnh có thể thúc đẩy giảm cân và kích hoạt các hoạt động đốt cháy chất béo.
Bright Side