Ăn thịt mỗi ngày có thực sự tốt cho tuổi thọ? Chuyên gia tiết lộ khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ
Thịt là một trong những loại thực phẩm quen thuộc và cần thiết trong bữa cơm mỗi người. Nhưng liệu ăn thịt mỗi ngày sẽ đem tới ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe và tuổi thọ?
- 20-06-2024Người đàn ông 50 tuổi cả đời chỉ uống nước máy đun sôi để nguội, bác sĩ ở bệnh viện đã bị sốc vì kết quả
- 18-06-2024Việt Nam có 1 loại rau mọc dại nhưng là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên", tốt cả cho tim mạch và huyết áp: Nam hay nữ cũng nên ăn
- 18-06-202462 tuổi tái hôn với chồng đại gia, không ngờ 1 năm đã phải ly dị: Tuổi già cần độc lập
Thịt có lành mạnh không?
Theo Phó giáo sư Rosemary Trout từ Đại học Drexel, Mỹ, thịt là một nguồn cung cấp đạm tuyệt vời, chứa tất cả các axit amin thiết yếu cùng các chất dinh dưỡng như vitamin B12, sắt và kẽm, theo trang tin Yahoo News.
Chẳng hạn, trong 100g thịt bò có chứa 118 kcal, 3,1 mg sắt cùng các loại vitamin A, B1, B2 và nhiều chất khoáng như canxi, magie, photpho, kẽm... Tuy nhiên, sắt không chỉ có trong thịt bò mà còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như thịt dê, thịt heo, thịt cừu, gan, thận, tim, trai, sò, nghêu và trong các loại cá đặc biệt là cá ngừ.
Đạm từ thịt động vật được cơ thể hấp thụ và đồng hóa hiệu quả hơn so với đạm thực vật. Bên cạnh đạm và các chất dinh dưỡng, thịt cũng chứa chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân, rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến mức chất béo trung tính cũng như cholesterol trong máu.
Thịt đã qua chế biến thường kém lành mạnh hơn so với thịt tươi sống. Các loại thịt chế biến sẵn bao gồm giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội và thậm chí cả nước dùng làm từ những sản phẩm này. Quá trình chế biến thịt thường bao gồm xử lý, lên men, hun khói hoặc ướp muối để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng.
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố rằng thịt chế biến sẵn là một trong những chất gây ung thư cho con người. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này và chỉ tiêu thụ thịt đỏ từ 340g đến 500g mỗi tuần.
Thịt đóng hộp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và suy giảm trí nhớ. Nghiên cứu năm 2021 tại Anh cho thấy, việc bổ sung mỗi 25g thịt chế biến sẵn vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 52%.
Một số loại thịt như thịt xông khói và thịt nguội chứa các thành phần như muối, đường, nitrat hoặc chất béo bổ sung, có thể không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ hàng ngày.
Ăn thịt hàng ngày liệu có thực sự tốt cho sức khỏe?
Theo Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Mỹ, một người nên tiêu thụ khoảng 750 gram thịt và trứng mỗi tuần. Lauren Manaker, chuyên gia dinh dưỡng từng đoạt giải thưởng tại Mỹ, cho biết: Việc ăn thịt hàng ngày có thể "chấp nhận được" nếu tuân thủ đúng khẩu phần khuyến nghị và kết hợp với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Chuyên gia Rosemary Trout từ Đại học Drexel cũng cho biết: Việc ăn thịt hàng ngày hoàn toàn có thể được nếu chọn thịt tươi sống hoặc ít chế biến và tự nấu.
Ngoài ra, chuyên gia Manaker khuyến nghị nên hạn chế tiêu thụ thịt đã qua chế biến kỹ và đảm bảo bữa ăn có đủ chất xơ và vi chất dinh dưỡng, theo Yahoo News.
Việc ăn thịt hàng ngày có thể "chấp nhận được" nếu tuân thủ đúng khẩu phần khuyến nghị và kết hợp với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng trong 1 bữa ăn?
Chế độ ăn uống cân đối phải đáp ứng các yếu tố quan trọng: cân bằng giữa ba nhóm chất sinh năng lượng, giữa đạm động vật và thực vật, chất béo động vật và thực vật, cùng với vitamin và khoáng chất.
Cụ thể, để đạt được sự cân đối này, tỷ lệ chất đạm (protein) trong bữa ăn hàng ngày nên từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25%, và tinh bột (carbohydrate) từ 55-65%. Do đó, cần hiểu rõ thành phần của thực phẩm và không nên kiêng khem tinh bột và chất béo một cách cực đoan, mà nên xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cân đối và hợp lý cho bản thân và gia đình.
Bên cạnh việc cân đối giữa bốn nhóm chất dinh dưỡng, bữa ăn cần đảm bảo tính đa dạng, bao gồm ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm cung cấp chất béo là bắt buộc. Cụ thể:
1. Nhóm lương thực: Gạo, mì ăn liền, ngô, khoai, sắn... là các thực phẩm cơ bản, cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
2. Nhóm các loại hạt: Đậu, đỗ, vừng, lạc cung cấp chất đạm thực vật.
3. Nhóm sữa và sản phẩm từ sữa: Cung cấp đạm động vật và canxi quan trọng.
4. Nhóm thịt, cá và hải sản: Cung cấp chất đạm động vật và các axit amin thiết yếu.
5. Nhóm trứng và sản phẩm từ trứng: Cung cấp chất đạm động vật và nhiều dưỡng chất quý giá.
6. Nhóm củ quả màu vàng, da cam, đỏ: Cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua và rau màu xanh thẫm cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng. Rau càng sẫm màu càng giàu dinh dưỡng.
7. Nhóm rau củ quả khác: Su hào, củ cải cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
8. Nhóm dầu ăn và mỡ: Cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết.
Đảm bảo sự đa dạng và cân đối giữa các nhóm thực phẩm này sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
(Tổng hợp)