Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá trong thời gian tới
Kịch bản 1 dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,72% so với năm 2023. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,03% so với 2023 và kịch bản 3 là dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 4,5% so với năm 2023.
- 09-03-2024Bộ Công Thương nêu đề xuất mới về điều hành giá điện
- 24-01-2024Phó Thủ tướng yêu cầu điều hành giá phù hợp khi bắt đầu tăng lương từ 1/7
- 08-06-2023"Điều hành giá là nghệ thuật", tăng lương phải kiểm soát được giá
Sáng nay (12/6), tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm nay.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 1,24%, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%. Bình quân 5 tháng qua, CPI tăng 4,03%, trong mức tăng này có 10/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm…
Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá trong thời gian tới. Kịch bản 1 dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,72% so với năm 2023. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,03% so với 2023 và kịch bản 3 là dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 4,5% so với năm 2023.
Như vậy, Bộ Tài chính cập nhật kịch bản CPI bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,72-4,5%. Ngân hàng Nhà nước ước tính lạm phát tổng thể bình quân năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4-4,5%, nhưng áp lực lạm phát trong nửa cuối năm nay rõ nét và mạnh hơn và vẫn có thể xảy ra nếu có nhiều yếu tố bất lợi.
Về giải pháp điều hành trong thời gian tới, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà kiến nghị các Bộ, ngành cần chủ động theo dõi sát diễn biến giá các mặt hàng chủ chốt trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới cũng như những căng thẳng địa chính trị để đưa ra các giải pháp điều hành kịp thời,
“Các Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, cho Ban chỉ đạo nhằm hạn chế tác động tiêu cực lên mặt bằng giá trong nước, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng quan trọng như nhóm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu đủ nguồn cung để giúp ổn định về giá cả. Các Bộ, ngành quản lý sẵn sàng các phương án điều chỉnh về thời điểm về liều lượng để tránh điều chỉnh cùng lúc dồn dập. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và không chủ quan với lạm phát”, ông Hà nói.
VOV