Các chuyên gia cho rằng: Sau 50 tuổi, ăn nhiều thịt có thể giúp bạn sống lâu hơn, tuy nhiên nếu “lơ là” 2 điều này sẽ gây phản tác dụng, phải thực sự chú ý
Sau 50 tuổi, người già chỉ ăn rau mà không ăn thịt là sai lầm.
- 24-10-20213 bài thể dục người sau 45 tuổi tập càng ít càng tốt: Thận, cột sống dễ tổn thương, uống thuốc cũng khó mà chữa lành
- 22-10-2021Sau 50 tuổi, 4 căn bệnh ngoài da nguy hiểm này sẽ lần lượt "tấn công" người già, nhận biết sớm để phòng tránh kẻo muộn
- 19-10-20214 lần mắc bệnh hiểm nghèo, 7 lần phẫu thuật, bà cụ "siêu nhân" ở Trung Quốc trở thành "ngôi sao vàng" trong làng trường thọ khi đánh bại ung thư, vẫn khoẻ mạnh ở tuổi 99: Bí quyết gói gọn trong 4 điều này
Càng lớn tuổi, vấn đề ăn uống càng được người già chú trọng hơn. Thông thường, họ sẽ được khuyên nên ít ăn thịt để tránh bệnh tật và tăng cường ăn rau, trái cây giúp bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết cho và hạn chế quá trình lão hoá.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng người già nên ăn nhiều thịt hơn.
Vậy khi về già nên ăn ít thịt hay nhiều thịt?
Một nghiên cứu khảo sát chung trên 11 quốc gia đã chỉ ra rằng so với những người cao tuổi ăn nhiều thức ăn chay thì việc tiêu thụ nhiều chất đạm hơn (nguồn chính là thịt và trứng) thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư sẽ thấp hơn và có thể sống lâu hơn.
Nghiên cứu này cho thấy những người cao tuổi ăn nhiều protein hơn 40 gram mỗi ngày có tỷ lệ tử vong chỉ là 18%, trong khi những người ăn ít hơn 40 gram có tỷ lệ tử vong là 31%.
Tại sao người già nên tăng cường ăn thịt
1. Ngăn ngừa suy dinh dưỡng
Lượng thức ăn của người cao tuổi giảm dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ cũng bị giảm theo. Tình trạng này sẽ khiến nguồn năng lượng cũng như chất dinh dưỡng giảm và họ dễ bị suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Theo thống kê liên quan, hơn 50% người già ở Trung Quốc trên 65 tuổi bị suy dinh dưỡng, và tình trạng này ở các vùng nông thôn rộng lớn thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Thịt giàu protein, lipid, vitamin B12, vitamin tan trong chất béo, canxi, kẽm, magie và các nguồn dinh dưỡng quan trọng khác cần thiết cho cơ thể con người.
Đặc biệt thịt gia súc, gia cầm là nguồn cung cấp sắt heme quan trọng và các chất dinh dưỡng. Đây cũng là những chất mà người già thường thiếu.
2. Tránh loãng xương và giảm đau bụng
Sự giảm khối lượng cơ của con người bắt đầu vào khoảng tuổi 40. Sau tuổi 50, khối lượng cơ hàng năm giảm từ 1% đến 2%. Sau tuổi 60, lượng cơ mất đi khoảng 30%, điều này với người trên 80 tuổi có thể đạt khoảng 50%.
Việc giảm khối lượng cơ sẽ làm tăng tỷ lệ loãng xương, thoái hóa khớp… đồng thời tăng tỷ lệ té ngã, gãy xương, tàn tật, thậm chí tử vong ở người già.
Cơ bắp tạo ra cần có chất đạm, nếu một người ăn ít thịt và thiếu chất đạm thì cơ bắp sẽ không thể hoạt động tốt.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tổng hợp của cơ bắp tương đối kém, điều này càng làm cho khối lượng cơ giảm đi.
3. Trì hoãn lão hóa não
Khi con người già đi, nồng độ chất chống oxy hóa giảm. Ăn thịt có thể giúp tăng nồng độ chất chống oxy hóa và khôi phục hoạt động của acetylcholinesterase trong mô não, do đó làm giảm tổn thương tế bào não và tránh các vấn đề như suy giảm trí nhớ.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng người cao tuổi phải giảm ăn mì gạo, khoai tây và các loại nước ngọt đồng thời tăng lượng thịt để giữ tổng lượng calo trong phạm vi bình thường. Nếu không, bệnh béo phì và các vấn đề về tim mạch khác cũng có thể gõ cửa nhà bạn.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Alabama đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng low-carb, giảm ăn mì gạo và ăn nhiều thịt, trứng, cá, có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của người cao tuổi.
Đồng thời giúp giảm cân mà vẫn duy trì ổn định Khối lượng cơ nạc, giúp loại bỏ mỡ nội tạng, có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Ăn thịt đúng cách, nắm vững 2 điểm này
1. Ăn ít thịt đỏ, ăn thịt trắng thường xuyên
Thịt đỏ chủ yếu bao gồm thịt lợn, cừu, gia súc và các động vật nuôi khác. Loại thịt này chứa nhiều axit béo bão hòa, tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng lipid máu và bệnh mạch vành.
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc", lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng ngày được kiểm soát tốt nhất trong vòng 50g.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Thịt trắng bao gồm thịt gà, vịt, cá, ... Hiểu theo cách đơn giản, loại thịt này có hàm lượng chất béo ít hơn, hàm lượng protein cao hơn và chứa thành phần axit amin protein gần với axit amin mà cơ thể con người cần, có lợi hơn cho tiêu hóa và hấp thụ. Đặc biệt, thịt cá giàu axit béo không no giúp kiểm soát lipid máu, bảo vệ tim mạch và mạch máu não rất hữu ích.
Lời khuyên: Hãy ăn cả thịt đỏ và thịt trắng bởi nguyên tố sắt trong thịt đỏ không thể so sánh được với thịt trắng. Khi không ăn thịt thì nên bổ sung thêm các sản phẩm từ đậu nành, vì các sản phẩm từ đậu nành rất giàu đạm thực vật, có thể thay thế thịt để bổ sung thêm đạm ở mức độ nhất định.
2. Tốt nhất không nên ăn thịt đã qua chế biến hoặc xử lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê thịt đã qua chế biến là chất gây ung thư cấp độ 1 và khuyến cáo không nên ăn thịt này. Tuy nhiên, không phải loại thịt vào cũng có hại, nếu nắm được nguyên tắc chế biến và cách lựa chọn thịt, việc tiêu thụ sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, kéo dài được tuổi thọ.
Thịt chế biến có chứa một lượng nitrit nhất định, có thể tạo ra chất gây ung thư vi lượng, nitrosamine và làm tăng gánh nặng cho gan thận và làm thương hai cơ quan này.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Người cao tuổi nên ưu tiên món thịt hầm bởi vì thịt khi chế biến theo cách này sẽ rất mềm. Khi về già, chức năng nhai hầu như bị suy yếu nên thịt hầm sẽ phù hợp hơn, hầm chậm ở nhiệt độ thấp có thể làm giảm chất béo bão hòa.
Một thí nghiệm trên tạp chí "Journal of Food Science" cho thấy thịt lợn sau khi ninh trong một thời gian dài, chất béo trong thịt sẽ hòa tan trong nước súp nên hàm lượng chất béo trong thịt sẽ giảm đi 30% -50%, và cholesterol cũng sẽ bị giảm tương đối. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong nước hầm sẽ cao, tốt nhất bạn không nên uống nước này.
Nên ăn thịt với những thực phẩm nào?
Chọn đúng "đối tác" cho thịt sẽ khiến món ăn ngon hơn, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.
- Các loại rau giàu chất xơ: Khoai nưa, nấm thông khô, măng…
Chất xơ có thể giúp ức chế sự hấp thụ chất béo và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể; nó cũng có thể trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày, tăng cảm giác no và giúp kiểm soát lượng thức ăn.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
- Nấm: Nấm hương, nấm Coprinus comatus, v.v.
Nấm có chứa bacterosterol (một loại sterol thực vật), có thể phân giải cholesterol trong khi protein trong nấm chưa hoàn chỉnh, thiếu một số axit amin, hầm với thịt không chỉ ngon mà còn bổ sung của các axit amin.
Theo Toutiao
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"