Đàn ông qua tuổi 30, cơ thể dần mất đi 1 thứ mà đến 20 năm sau, bạn mới nhận ra tầm quan trọng: Nếu không gặp 5 biểu hiện sau thì xin chúc mừng
Hầu hết mọi người đều cảm thấy vấn đề giảm mật độ xương và loãng xương là điều mà chỉ những người trung niên và cao tuổi trên 50 hoặc 60 tuổi mới cần quan tâm. Nhưng trên thực tế, loãng xương không còn là vấn đề của riêng người lớn tuổi.
- 25-07-2022Nữ triệu phú lên kế hoạch nghỉ hưu trước tuổi 45: "Thời gian cho gia đình quan trọng hơn cả kiếm tiền và sống xa hoa”
- 24-07-2022Ở chốn công sở mà vô tình nói 4 điều sau, bảo sao dễ làm mất lòng lãnh đạo: Người EQ cao không bao giờ phạm phải
- 23-07-2022Đủ kiểu chi tiêu chỉ hơn 10 triệu VND/tháng: Người hí hửng nhận đồ tiếp tế từ quê, người khéo vun vén còn dư dả tiết kiệm, du lịch
Do thói quen sinh hoạt kém của người hiện đại nên bệnh loãng xương dần xuất hiện sớm hơn. Bắt đầu từ giai đoạn 30 - 35 tuổi, mật độ xương đã bắt đầu giảm, nhưng rất ít ai nghĩ đến điều này. Phải 20 - 30 năm sau đó, khi xương đã “rệu rã” thì họ mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Do thiếu sự chăm sóc, không được bổ sung canxi kịp thời nên cơ thể sẽ dần dần xuất hiện các triệu chứng sau đây.
Các dấu hiệu khi cơ thể thiếu canxi
1. Thường xuyên bị chuột rút
Theo MSN, một trong những triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu canxi là hiện tượng dễ bị chuột rút, thường xảy ra ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách vào ban đêm.
2. Dễ bị chấn thương xương khi va chạm
Nếu chỉ va chạm nhẹ cũng bị rạn hoặc gãy xương cho thấy mức độ canxi trong cơ thể chưa đủ để gia tăng sự chắc khỏe của xương. Do đó, bạn cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hơn và bắt đầu chương trình tập tạ. Đây là điều cần thiết để đạt được tác dụng có lợi của việc bổ sung canxi, theo NCBI.
Ảnh minh họa: Internet
3. Hay hỏng răng
Khi cơ thể không nhận đủ canxi cần thiết thì sẽ bắt đầu lấy canxi từ xương và răng. Do đó, hỏng răng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể cần bổ sung thêm chất.
4. Hay ngứa da và móng tay giòn
Mức độ canxi cũng ảnh hưởng tới móng tay và làn da. Nếu móng tay khô, mỏng và dễ gãy có thể là dấu hiệu cho biết mức canxi trong máu đang ở mức thấp, cần bổ sung thêm. Cả bệnh vẩy nến, bệnh chàm, tê ngứa ở một số vùng nhất định đều có thể là do thiếu hụt canxi, khiến da trông có vảy và khô.
5. Mất ngủ
Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp…. Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.
Đồng thời, bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, dễ bị bệnh hơn. Do đó, cần đi khám để bổ sung canxi kịp thời, đúng cách.
Ảnh minh họa: Internet
Sau tuổi 30-35, đừng lơ là việc bảo vệ xương khớp
1. Bổ sung đủ canxi để "nuôi" máu
99% canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng, có tác dụng nâng đỡ cơ thể bạn, 1% còn lại nằm trong máu, đóng vai trò rất quan trọng như kiểm soát sự co cơ, đông máu, tiết hormone. Đây là những hoạt động rất quan trọng đối với sự sống.
Thực tế, để bổ sung canxi, thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất và an toàn nhất. Thông thường, một ly sữa hoặc sữa chua có thể cung cấp 300 mg canxi, một số loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn, cũng rất giàu canxi. Ngoài ra còn có sữa đậu nành và không ít đồ uống có hàm lượng canxi cao.
2. Đừng quên rằng vitamin D có thể giúp canxi tìm thấy "ngôi nhà"
Trong khi bổ sung canxi, cần phải tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời vì quá trình này có thể thúc đẩy sản xuất vitamin D trong cơ thể, từ đó hỗ trợ hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Vitamin D hoạt động như một chất ổn định canxi, giúp chúng ta hấp thụ canxi từ thức ăn và “khóa” nó vào xương.
Có hai nguồn cung cấp vitamin D chính. Một là, ánh nắng mặt trời tương tác với các thành phần hóa học trong da để tạo ra vitamin D. Hài là, một số loại thực phẩm bao gồm lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, gan động vật và các thực phẩm khác giàu vitamin D.
3. Ăn nhiều rau củ quả giúp xương chắc khỏe hơn
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều trái cây và rau quả có mật độ xương cao hơn những người ăn ít nhóm thực phẩm này. Một trong những lý do cho điều này có thể là do hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa nhiều kali, magie và vitamin K, đặc biệt là các loại rau lá xanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba chất dinh dưỡng này cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe của xương.
4. Mua một đôi giày tốt tốt để làm "bộ phận giảm xóc" cho đôi chân của bạn
Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc giải phẫu phức tạp gồm có 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên các phân đoạn.
Bàn chân không có “bộ phận giảm xóc tự nhiên” nhưng phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Vì vậy, dù đi, đứng, chạy hay bất cứ hoạt động di chuyển nào, đôi chân đều sẽ bị tác động.
Để bảo vệ chân tốt hơn, nên sử dụng những đôi giày có đệm lót tốt, mềm mại, giúp bàn chân thoải mái hơn. Giày chạy bộ thường là một lựa chọn tốt vì phần gót giày có lớp đệm hoàn hảo, giúp hấp thụ một phần trọng lượng cơ thể.
*Theo Bright Side, MSN
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"