Hàng chục nghìn tấn hàng từ Canada đổ bộ Việt Nam: Nhập khẩu tăng hơn 58.000% kể từ đầu năm, một động thái của Trung Quốc khiến toàn cầu chao đảo
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, Canada đang “ưu ái” xuất sang Việt Nam mỏ vàng này trong 4 tháng đầu năm với mức tăng trưởng 58.000%.
- 04-06-2024Quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới bất ngờ giảm 1 nửa thuế đối với một loại nông sản cực quan trọng, Việt Nam sắp hưởng lợi lớn
- 04-06-2024Mỹ, Brazil, Úc đua nhau mang một loại nông sản quý đến Việt Nam: Chi 1 tỷ USD gom hàng, nước ta nhập khẩu đứng thứ 3 toàn cầu
- 03-06-2024Hàn Quốc tiếp tục mạnh tay săn lùng 'mỏ vàng' dưới nước của Việt Nam: Thu hơn 180 triệu USD từ đầu năm, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới
Phân bón là mặt hàng quan trọng đối với các loại nông sản của Việt Nam và các quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp. Giá phân bón đã chứng kiến biến động mạnh vào năm 2022 sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra và hạ nhiệt sau đó. Tuy giá phân bón trên toàn cầu đã hạ nhiệt, nhưng rủi ro của những đợt tăng giá mạnh và đột ngột vẫn chưa qua đi.
Vào cuối năm 2023, Trung Quốc đã quyết định thắt chặt các hạn chế xuất khẩu phân bón sau khi giá trên thị trường nội địa tăng cao. Tháng 9/2023, Chính phủ đã yêu cầu một số nhà sản xuất urê hàng đầu của nước này tạm ngừng xuất khẩu. Sau khi nhận được yêu cầu của chính phủ, một số nhà sản xuất urê lớn ở Trung Quốc đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới, trong khi đó khoảng nửa triệu tấn urê đã bị giữ lại ở các cảng.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ phân bón hàng đầu thế giới, chiếm 1/3 nguồn cung phân đạm trên toàn cầu. Vì vậy bất cứ sự cắt giảm lớn nào của khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc đều đe dọa làm căng thẳng nguồn cung và đẩy giá phân bón toàn cầu lên cao. Những thị trường đích lớn nhất của phân bón xuất khẩu từ Trung Quốc là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Úc.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón của nước ta đạt 495.103 tấn với trị giá hơn 163 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 32,3% về trị giá so với tháng 3/2024. Tính chung trong 4 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu hơn 1,59 triệu tấn, trị giá hơn 505 triệu USD, tăng mạnh 75% về khối lượng và tăng 49% về kim ngạch.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 317 USD/tấn, giảm 14% so với 4T/2023.
Về thị trường, Trung Quốc, Nga và Lào là 3 nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 41%, 15% và 7% tính theo sản lượng. Đáng chú ý, một thị trường đang chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục là Canada với mức tăng hơn 58.000% so với năm trước.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu từ Canada 88.620 tấn phân bón với kim ngạch đạt hơn 28,7 triệu USD, tăng 58.588% về lượng và tăng 10.163% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân 323 USD/tấn, giảm 13% so với trong năm 2023.
Mức tăng trưởng này đã đưa Canada vượt qua Hàn Quốc trở thành nhà cung cấp lớn thứ 4 của Việt Nam với thị phần 5,5%.
Trong cả năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Canada 100.770 tấn phân bón với trị giá hơn 37,5 triệu USD. Giá bình quân 372 USD/tấn. Như vậy có thể thấy sản lượng nhập khẩu trong 4 tháng gần bằng cả năm 2023 cộng lại.
Là một ngành sản xuất phát triển mạnh, sản xuất phân bón tại Canada đừng thứ 4 trên thế giới về mặt sản lượng. Canada có tài nguyên quặng kali lớnnhất trên thế giới, sản lượng phân kali của Canada cũng cao hơn tất cả các nướckhác Canada xuất khẩu những lượng lớn phân bón đến nhiều nước khác và đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu phân bón. Những trung tâm sản xuất phân bón chính tại Canada là Ontario, St Lawrence và vùng Prairie.
Trong báo cáo triển vọng 2024, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định giá phân bón thế giới năm 2024 được có thể tăng nhẹ so với năm 2023 do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới, tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ phân bón trên thế giới sẽ chậm lại trong trung hạn, từ mức 4% trong năm tài chính 2023 xuống 1,3% trong năm tài chính 2027.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thu 1 tỷ USD/tháng, 'kho báu dưới nước' đưa Việt Nam thành 'ông trùm' đứng thứ 3 thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc mạnh tay săn lùng
- Bị Trung Quốc hạn chế, Nhật Bản sốt sắng tìm đến một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 300%, thu về hàng chục triệu USD
- Lào, Trung Quốc mê mệt loại quả 'nhỏ nhưng có võ' này: Việt Nam sở hữu 2 vựa khổng lồ, sản lượng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn
- Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng
- Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng