MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản

25-12-2021 - 22:26 PM | Sống

Ho thỉnh thoảng có thể chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự kích thích của các chất lạ, ho kéo dài trên 3 tuần thì bạn phải lo lắng về các bệnh mãn tính.

Ho thường do đường hô hấp bị kích thích. Đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang, hầu, thanh quản. Đường hô hấp dưới chứa khí quản, phế quản, phổi, yết hầu và thanh quản. Khí quản và phế quản dễ bị kích ứng và gây ho nhất do sự thay đổi của môi trường bên ngoài .

Môi trường bên ngoài sẽ thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày, vì vậy khi bạn đi khám khi bị ho, bác sĩ thường hỏi 3 câu "Bạn bị ho bao lâu rồi?", "Bạn ho thường xuyên hơn khi nào?" và "Ho có đờm không? có thì đờm màu gì?" để giúp xác định nguyên nhân ho. Tuy nhiên, ho thỉnh thoảng có thể chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự kích thích của các chất lạ, ho kéo dài trên 3 tuần thì bạn phải lo lắng về các bệnh mãn tính.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 1.

Ho vào ban ngày nhưng không ho vào ban đêm

Nếu bạn không ho vào ban đêm mà chỉ ho vào ban ngày thì thường là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn và virus gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phổi, nhiễm mycoplasma, viêm phế quản...

Loại ho này đa phần có kèm theo đờm, nếu khẳng định bị nhiễm vi khuẩn, virus thì sẽ có đờm đặc màu vàng. Ho lâu ngày sẽ cảm thấy tức ngực, đau tức, khó thở. Bệnh lao phổi và ung thư phổi thường gây ho cả ngày lẫn đêm, và sẽ có máu trong đờm, nhưng nhiều bệnh nhân ung thư phổi cũng không có triệu chứng này.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 2.

Ho trước khi đi ngủ, ho ngay khi vừa nằm xuống

Loại ho này thường bắt đầu không lâu sau khi nằm xuống, đa phần xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là do chảy dịch mũi và hai là do trào ngược dạ dày thực quản. Chảy nước mũi thường xuất phát từ viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Sau khi nằm xuống, nước mũi thường bị chảy ngược lại cổ họng, gây ra ho và sẽ có đờm rõ ràng hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản làm cho axit dịch vị kích thích cổ họng khi nằm cũng gây ho. Lúc này, cổ họng thường sẽ có cảm giác như kim châm và ngứa ngáy.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 3.

Ho vào nửa đêm hoặc sáng sớm

Loại ho này đa phần là do dị ứng và thở khò khè. Do khí quản nhạy cảm nên rất dễ bị ho khi nhiệt độ giữa đêm và sáng sớm xuống thấp. Ngoài ra ở 2 thời điểm này, khi nằm trên giường bạn dễ dàng hít phải bụi trong chăn gối. Mạt bụi và hơi ẩm do đổ mồ hôi vào nửa đêm sẽ gây ra ho. Loại ho này sẽ có tiếng khò khè, "rít" và chủ yếu là ho khan, dễ phân biệt hơn.

Vào mùa mưa, khí quản sẽ dễ bị kích thích vì phòng ẩm thấp. Ở trong phòng điều hòa cũng dễ gây ho do hanh khô. Vậy nên, những người bị dị ứng, hen suyễn nên giữ độ ẩm trong phòng khoảng 60%, mặc quần áo thấm mồ hôi và dọn dẹp phòng thường xuyên để tránh làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ho hoặc làm cho bệnh dị ứng nặng hơn.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 4.

Ho nhiều về đêm

Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính, bệnh tim phổi hoặc các bệnh tim khác có thể khó thở về đêm, ho nặng hơn, đôi khi tỉnh giấc đột ngột trong giấc ngủ, cảm thấy tức ngực, sau đó ho dữ dội. Hiện tượng ho không giảm vào ban đêm có thể do một số tình trạng sức khỏe sau gây ra:

1. Hen suyễn hoặc viêm phế quản

Loại ho này thường xuất hiện vào khoảng 4-5 giờ sáng và có thể là một cơn hen suyễn lâu dài. Tốt nhất là bạn nên kịp thời tìm ra dị nguyên thực sự, thường gặp nhất là do viêm phế quản gây ra.

2. Trào ngược axit

Khi bị trào ngược axit trong dạ dày của bạn, cơn ho có thể đột ngột xuất hiện nghiêm trọng sau một vài giờ chìm vào giấc ngủ, kèm theo tức ngực và khô miệng, đắng miệng, khàn giọng và đau rát. Đây thường là do axit dạ dày gây ra.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 5.

3. Bệnh tim

Đối với những người có tim mạch kém hoặc bệnh nhân bị bệnh tim, tức ngực sẽ đột ngột xuất hiện trong nửa đêm, kèm theo khó thở, ho và khạc ra máu đỏ tươi. Tốt nhất bạn nên làm một loạt các bài kiểm tra về vấn đề này ngay lập tức.

4. Tắc nghẽn đường hô hấp

Trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều người đột nhiên bị ho khi đang ngủ do sặc nước bọt dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp gây ra và ngưng thở khi ngủ. Hội chứng này liên quan nhiều đến hô hấp và tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa về lĩnh vực này càng sớm càng tốt.

5. Nhiễm trùng đường hô hấp

Trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều người có triệu chứng ho sau khi nằm trên giường chưa đến nửa tiếng, khi ngồi dậy sẽ đỡ. Trường hợp bình thường thì đa phần là do chảy nước mũi, rát họng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hoặc không dị ứng, viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính...

Ho là một căn bệnh tương đối phổ biến trong cuộc sống thực của chúng ta và hầu như ai cũng có thể từng trải qua. Tuy nhiên, nêu các cơn ho kéo dài không thuyên giảm thì bạn đừng chủ quan mà nên đi khám sớm để phòng bệnh nặng hơn.

Ho không ngừng về đêm, cảnh giác với 5 căn bệnh đang âm thầm tìm đến bạn, đi khám ngay còn kịp bảo vệ tim, phế quản - Ảnh 6.

Theo TT

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên