Hy hữu: Rao bán khách sạn phố cổ Hà Nội với giá hơn 520 tỷ đồng, chủ còn sẵn sàng thuê lại với giá 150 tỷ/10 năm
Môi giới nhấn mạnh, nếu khách mua xong mà không muốn kinh doanh, muốn cho thuê lại thì giá thuê doanh thu sẽ là 15 tỷ/năm. Chủ sẽ thanh toán hết số tiền thuê, nếu cho thuê 10 năm, tiền thuê là 150 tỷ đồng.
- 01-07-2023Dự án chung cư từng gây "sốt" khi hàng trăm người xếp hàng từ sáng sớm nộp hồ sơ tiếp tục mở bán thêm 270 căn với giá 16 triệu đồng/m2
- 30-06-2023Xuất hiện “sóng ngầm bắt đáy”, một phân khúc từng “thất sủng”, giá giảm mạnh đang được nhà đầu tư hướng đến nhiều nhất
- 30-06-2023Mua nhà cho con đi học tại Hà Nội, nhiều phụ huynh bất ngờ lãi tiền tỷ
Mới đây, một môi giới đã đăng tải thông tin rao bán khách sạn 9 tầng nổi, 2 tầng hầm và tổng 66 phòng ở phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cụ thể, khách sạn này có diện tích gần 328m2, mặt tiền 8 vuông vắn. Theo lời mời chào của môi giới, khách sạn có nội thất cực sang xịn mịn, có 2 thang máy Mitsubishi và bể bơi trên tầng 09. Hiện, chủ khách sạn đang rao bán với giá 521,4 tỷ đồng.
Như vậy, mỗi m2 khách sạn này có giá tương đương 1,59 tỷ đồng. Đặc biệt hơn, môi giới cho biết: “Nếu khách mua xong mà không muốn kinh doanh, muốn cho thuê lại thì giá thuê doanh thu sẽ là 15 tỷ/năm. Khách mua cho thuê lại 5 năm hay 10 năm thì chủ khách sạn sẽ thanh toán hết số tiền thuê nhân với số năm thuê, chẳng hạn cho thuê 10 năm thì: 10 năm x 15 tỷ = 150 tỷ”.
Khảo sát trên các trang rao bán bất động sản, nhiều khách sạn trung tâm phố cổ rao bán có giá từ 100-500 tỷ đồng. Các khách sạn được rao bán chủ yếu nằm trên những tuyến phố trung tâm như Lê Ngọc Quyến, Hàng Chiếu, Hàng Thùng, Hàng Trống, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Bồ...
Trước đó, chủ sở hữu khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake gây bất ngờ khi thông báo rao bán với giá khởi điểm 250 triệu USD. Khách sạn được khánh thành từ tháng 7/2020, với vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.
Với tình trạng rao bán khách sạn rầm rộ thời gian gần đây, anh Lê Văn Huy - môi giới bất động sản khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, với mức giá chào bán hiện nay còn khá cao nên rất khó tìm được người mua. Sau một thời gian rao bán, không ít chủ khách sạn đã điều chỉnh mức giá thấp dần, nhưng thực tế giai đoạn kinh tế suy giảm này, khó có giao dịch thành công.
Thực tế, không riêng gì khách sạn ở khu vực phố cổ Hà Nội mà nhiều khách sạn ở trung tâm TP Đà Nẵng nằm trên tuyến đường ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn hay ở khu vực phố cổ Hội An (Quảng Nam) cũng được rao bán rầm rộ thời gian qua.
Trên các website mua bán, từ đầu tháng 4 đến nay có hàng trăm lượt rao bán khách sạn, hầu hết là các khách sạn từ 4 sao trở xuống, mức giá dao động từ 30 tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.
Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư có nên mua lại khách sạn rao bán lúc này hay không, bà Uyên Nguyễn, trưởng bộ phận tư vấn, Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương lưu ý, bên mua cần quan tâm đến khả năng vận hành kinh doanh khách sạn vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập tương lai và khả năng sinh lời. Người mua cần biết đơn vị vận hành, thương hiệu của dự án, cấu trúc hợp tác cho thuê ra sao, các tiện ích cung cấp, đây đều là những yếu tố cơ bản cần tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Hồi sinh BĐS nghỉ dưỡng
Xem tất cả >>- Cú "Overshooting" tỷ giá, điểm cân bằng lãi suất và nhìn sâu sự dịch chuyển dòng tiền trong Việt Nam
- Những nhận định bất ngờ của các chuyên gia về diễn biến thị trường bất động sản cuối năm 2023
- Khách sạn Phố cổ Hà Nội bất ngờ rao bán với giá hơn 500 tỷ đồng, môi giới khẳng định: "Đây là mức giá vỡ cực kỳ tốt"
- Cạn tiền sau COVID-19, hàng loạt khách sạn phố cổ Hà Nội bị rao bán, giá hơn 1 tỷ đồng/m2
- Vào mùa du lịch, thị trường bất động sản Đà Nẵng diễn biến ra sao?