Làm thế nào để nâng hạn mức thẻ tín dụng?
Có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, thanh toán nhiều hơn, bạn nên làm thế nào để được ngân hàng phê duyệt nâng hạn mức tín dụng?
- 05-09-2024Xuất hiện loạt hội nhóm thuê người mua, bán ngoại tệ
- 05-09-2024Chỉ vì một sai lầm, nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn không có tiền tiết kiệm, phải "cầu cứu" thẻ tín dụng và nợ khắp nơi
- 04-09-2024Làm đúng giờ hành chính vẫn đạt được tự do tài chính nhờ 4 nguyên tắc: Đừng quên giá trị thời gian của tiền, 1 đồng hôm nay luôn giá trị hơn 1 đồng ngày mai
Tại Việt Nam, thẻ tín dụng đang ngày một phổ biến hơn, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Người dùng thẻ tín dụng có thể dễ dàng mua sắm trực tuyến, thanh toán hóa đơn, và sử dụng cho các dịch vụ tài chính mà không cần mang theo tiền mặt. Sản phẩm này cũng có nhiều ưu điểm như được mua sắm trước và trả tiền sau trong thời gian miễn lãi suất (thường là 45-55 ngày). Sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu còn có thể được hưởng nhiều ưu đãi, hoàn tiền, giảm giá,…
Ngoài ra, việc sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán đúng hạn cũng giúp xây dựng lịch sử tín dụng tốt, tạo lợi thế khi cần vay số tiền lớn hơn ở ngân hàng trong tương lai.
Mỗi thẻ sẽ có hạn mức tín dụng, là số tiền tối đa mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép người dùng có thể sử dụng từ thẻ tín dụng của mình. Đây là mức giới hạn về số tiền mà người dùng có thể chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng). Mỗi ngân hàng sẽ có hạn mức tín dụng tối thiểu và hạn mức tín dụng tối đa khác nhau cho từng loại thẻ riêng biệt. Thậm chí, khi cùng sử dụng một loại thẻ tín dụng, nhưng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng cũng khác nhau.
Các ngân hàng sẽ cấp hạn mức thẻ tín dụng cho từng khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí như: Thu nhập cá nhân, Tài sản sở hữu, Lịch sử tín dụng, Mục đích sử dụng thẻ, Nghĩa vụ nợ hiện tại, Loại thẻ tín dụng,…
Thông thường, ngân hàng sẽ định kỳ rà soát và có thể nâng hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng khi nhận thấy thu nhập cũng như tài sản sở hữu của khách hàng tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như số tiền chi tiêu hàng tháng cao, có lịch sử trả nợ tốt. Phía ngân hàng sẽ thông báo thay đổi hạn mức thẻ tín dụng mới cho người dùng, khách hàng có thể phản hồi đồng ý hoặc từ chối.
Trong trường hợp ngân hàng chưa tăng hạn mức cho bạn nhưng bạn đang cần tăng hạn mức thì có thể gửi yêu cầu đến ngân hàng. Một số nhà băng sẽ yêu cầu bạn liên hệ qua tổng đài chăm sóc khách hàng, hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để đề nghị tăng hạn mức. Một số nhà băng hiện nay đã cung cấp tính năng đăng ký nâng hạn mức thẻ tín dụng ở trên ứng dụng ngân hàng số.
Chủ thẻ nên chuẩn bị một số giấy tờ như bản sao hợp đồng lao động, sao kê lương có xác nhận của ngân hàng, giấy tờ chứng minh thu nhập không phải từ lương, giấy tờ khác chứng minh thêm tài sản hợp pháp,…
Để dễ dàng được phê duyệt nâng hạn mức, bạn cần có lịch sử tốt về chi tiêu, sử dụng thẻ. Chẳng hạn, bạn phải thanh toán thẻ tín dụng đủ và đúng hạn, không bị phạt và dính nợ xấu. Việc sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên để chi tiêu, thanh toán cũng là điểm cộng cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ đều đặn, không phát sinh các khoản chi tiêu bất thường, nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, chủ thẻ cần tuyệt đối sử dụng thẻ đúng mục đích, không gian lận thanh toán khống, gian lận hoàn tiền,….cũng sẽ được ngân hàng đánh giá cao.
Thông thường, bạn cần sử dụng thẻ một thời gian nhất định khoảng 6 tháng đến 1 năm trở lên và sử dụng thẻ đều đặn mới có thể đề xuất nâng hạn mức. Bạn nên sử dụng thẻ để chi tiêu thay vì rút tiền mặt do ngân hàng có thể đánh giá người dùng có dòng tiền hạn chế, tiềm ẩn rủi ro thanh toán.
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Chủ Thẻ thông minh
Xem tất cả >>- Một ngân hàng cảnh báo người sở hữu thẻ tín dụng: Hành động sau đây là phi pháp, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Ai có thẻ tín dụng đều nên làm ngay 2 điều này, tránh mất tiền oan do lộ thông tin thẻ
- Sang ngang thẻ tín dụng là gì?
- Chủ thẻ tín dụng xoay như "chong chóng", vừa mở xong đã muốn huỷ
- 2 thay đổi lớn khi dùng thẻ ATM mà người dùng cần biết