MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại nước tốt hơn thuốc bổ nên uống mỗi ngày khi giao mùa

29-03-2023 - 05:25 AM | Sống

Nhờ tính kiềm mà loại nước này giúp cân bằng độ pH của cơ thể và ngăn ngừa một số loại bệnh tật.

Mặc dù nước chanh tự nhiên có độ pH thấp và được coi là có tính axit trước khi uống - nhưng sau khi uống thì nước chanh sẽ bị kiềm hóa và để lại tro kiềm trong cơ thể. Về mặt lý thuyết thì ăn các thực phẩm có tính kiềm giúp giúp cân bằng độ pH của cơ thể và ngăn ngừa một số loại bệnh tật.

Hay nói cách khác, bằng cách chọn các thực phẩm giàu kiềm, sẽ giúp cơ thể "kiềm hóa" và thu lại được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các thực phẩm có tính kiềm không chỉ bao gồm nước chanh mà còn có cả các loại trái cây, rau và các loại đậu khác.

Từ khóa "uống nước chanh buổi sáng" được tìm kiếm nhiều trên các trang xã hội, liệu đây có phải là lời khuyên sức khỏe đúng đắn hay một sai lầm có hại cho cơ thể? Một số người thêm mật ong, lá bạc hà, nghệ hoặc các thành phần khác vào nước chanh có tốt không? Chuyên gia dinh dưỡng Lauren O'Connor, RDN - tác giả của cuốn The Healthy Alkaline Diet Guide (tạm dịch: Hướng dẫn ăn kiêng lành mạnh) đã giải thích vấn đề này.

Loại nước tốt hơn vạn thang thuốc bổ nên uống mỗi ngày để khỏe mạnh khi giao mùa - Ảnh 1.

Tác dụng của nước chanh đối với sức khỏe (Ảnh: Internet)

1. Tác dụng của nước chanh đối với sức khỏe

Mặc du chanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng chất chống oxy hóa nhưng giá trị dinh dưỡng của một ly nước chanh sẽ phụ thuộc vào lượng nước cốt chanh trong đó.

Một ly nước chứa khoảng 48g chanh sau khi lấy nước cốt có chứa:

- 10,6 calo

- 18,6 mg vitamin C (20% DV)

- 9,6 mcg folate ( 2% DV)

- 49,4 mg kali (1% DV)

- 0 0,038 mg sắt (<1% DV)

- 0,01 mg vitamin B1 (1% DV)

- 0, 01 mg vitamin B2 (1% DV)

-  0, 06 mg vitamin B5 (1% DV)

1.1. Nước chanh hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh

Thời điểm giao mùa phổ biến với cúm và cảm lạnh và nếu bạn đang tìm một loại nước giàu vitamin C thì nước chanh là một gợi ý không tồi khi nước cốt của một quả chanh chứa tới 18,6 mg vitamin C (một quả chanh nặng khoảng 100g tương đương với khoảng 45mg vitamin C). Lượng vitamin C này là tương đối đáng kể khi so với nhu cầu vitamin C là 110 mg/ngày cho cả nam và nữ theo khuyến nghị.

Vì thế bạn có thể bắt đầu ngày mới với việc tăng cường vitamin C từ nước chanh để hỗ trợ tăng cường sức khỏe miễn dịch của cơ thể. Mặc dù một cốc nước chanh không thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể nhưng vẫn giúp bạn tăng cường vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.

Loại nước tốt hơn vạn thang thuốc bổ nên uống mỗi ngày để khỏe mạnh khi giao mùa - Ảnh 2.

Nước chanh hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh (Ảnh: Internet)


Hơn hết, vitamin C còn đóng vai trò quan trong việc giúp cơ thể tổng hợp collagen, hấp thụ sắt và sản xuất hormone. 

1.2. Thúc đẩy quá trình hydrat hóa (ngậm nước)

Không phải ai cũng thích mùi vị của nước lọc nên bạn có thể thêm nước cốt chanh vào để dễ uống hơn. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, cụ thể:

- Hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ tăng cảm giác no, tăng cường trao đổi chất

Tuy  nhiên, cần lưu ý rằng, chanh chứa một loại chất xơ gọi là pectin giúp giảm cảm giác thèm ăn và lượng calo hấp thu. Tuy nhiên, nước chanh về cơ bản là nước cốt chanh pha loãng với nước nên chỉ chứa một lượng nhỏ pectin. Trên thực tế thì nước ép của một quả chanh chứa ít hơn 1 gam chất xơ. Và không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước chanh có nhiều lợi ích cho việc giảm cân hơn so với nước lọc thông thường.

Nên bạn có thể hiểu rằng nước chanh tự nhiên nhờ hàm lượng calo thấp nên thích hợp để thay thế soda có đường - đây là cách lành mạnh giúp giảm lượng calo hấp thụ và là bước đệm tích cực để kiểm soát cân nặng lành mạnh.

- Tối ưu hóa việc cải thiện tâm trạng và trí nhớ

- Giảm táo bón

- Cải thiện hiệu suất tập thể dục.

Loại nước tốt hơn vạn thang thuốc bổ nên uống mỗi ngày để khỏe mạnh khi giao mùa - Ảnh 3.

Không phải ai cũng thích mùi vị của nước lọc nên bạn có thể thêm nước cốt chanh vào để dễ uống hơn (Ảnh: Internet)

1.3. Ngăn ngừa sỏi thận

Axit citric trong chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Citrate - một thành phần của axit citric làm cho nước tiểu ít axit hơn, ngăn chặn canxi liên kết với các hợp chất khác tạo sỏi và thậm chí có thể giúp phá vỡ những viên sỏi thận kích cỡ nhỏ. Tuy nhiên cần một lượng lớn nước chanh để có thể tăng độ pH của nước tiểu.

Quan trọng hơn, tăng cường chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước - một nguyên nhân phổ biến gây ra sỏi thận.

1.4. Ngăn chặn quá trình oxy hóa

Giống như tất cả các loại trái cây họ có múi, chanh có chứa chất dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Những chất dinh dưỡng thực vật này có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do quá trình oxy hóa.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa tình trạng viêm mãn tính với sự gia tăng stress oxy hóa và nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe bao gồm viêm khớp, tiểu đường, các tình trạng tự miễn và ung thư.

1.5. Tăng cường kali điều hòa huyết áp

Cơ thể bạn không thể hoạt động nếu không có kali. Kali cần thiết cho sự giao tiếp thần kinh - cơ, vận chuyển chất dinh dưỡng - chất thải và điều hòa huyết áp. Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp kali quan trọng.

Nhờ chứa kali nên nước chanh cũng là một loại nước lợi tiểu.

1.6. Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Uống nước chanh trước bữa ăn có thể giúp thúc đẩy và cải thiện tiêu hóa nhờ axit citric giúp tăng tiết axit dạ dày - hỗ trợ quá trình phân hủy và tiêu hóa thức ăn.

Trong một nghiên cứu năm 2021, những người tham gia đã uống 300ml nước lọc hoặc nước chanh trước khi ăn trong 4 tuần và sau khi phân tích mẫu phân của các tình nguyện viên các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống nước chanh trước khi ăn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và nhu động ruột - thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa nhanh hơn.

Loại nước tốt hơn vạn thang thuốc bổ nên uống mỗi ngày để khỏe mạnh khi giao mùa - Ảnh 4.

Uống nước chanh trước bữa ăn có thể giúp thúc đẩy và cải thiện tiêu hóa nhờ axit citric giúp tăng tiết axit dạ dày (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để thấy được đầy đủ tác dụng của nước chanh đối với hệ tiêu hóa ở nồng độ bao nhiêu.

Mặc dù nước chanh an toàn với hầu hết mọi người nhưng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn cần chú ý. Do chanh có chứa axit citric có thể gây xói mòn men răng khi sử dụng lâu dài, nên để hạn chế rủi ro bạn nên dùng ống hút để uống nước chanh và súc miệng lại bằng nước sạch sau đó.

Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt được biết đến là làm tăng sản xuất axit dạ dày, vì thế mà sử dụng không đúng cách có thể gây ợ chóng ở một số người, đặc biệt là người đang có các vấn đề với hệ tiêu hóa.

2. Uống nước chanh vào buổi sáng lúc bụng đói có hại không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Laura Tajan bạn không nhất thiết phải uống nước chanh vào buổi sáng khi bụng đói để nhận được các lợi ích của nước chanh với sức khỏe.

Hơn nữa, việc uống loại nước giàu tính axit này khi dạ dày rỗng có thể tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng dạ dày và ợ chua. Nhất là ở người bị viêm dạ dày do căng thẳng, nó chỉ khiến các triệu chứng của bạn thêm trầm trọng hơn; bao gồm cả trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày.

Vậy bạn nên uống nước chanh lúc nào?

Đầu tiên, không có quy tắc nào về việc uống nước chanh trước, trong hoặc sau bữa ăn bởi khác với các loại trái cây khác, chanh rất ít khi ảnh hưởng tới việc tăng đột ngột đường huyết. Chỉ những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm thì nên uống nước chanh sau khi ăn sáng.

Ngoài ra, khi pha nước chanh, bạn có thể ngâm cả vỏ chanh thái nhỏ và sử dụng nước ấm thay vì nước sôi hoặc nước lạnh để tốt hơn. Nước chanh có thể kết hợp cùng mật ong, lá bạc hà hoặc các thành phần khác để tăng độ thơm ngon.

Theo Châu Anh

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên