Loại trái cây quen thuộc khiến lượng đường trong máu tăng đột biến
Theo một cơ quan sức khỏe chuyên nghiên cứu về tiểu đường, ăn quá nhiều nho có thể gây tăng đột biến mức đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường.
- 27-06-2022Không muốn vòng eo ngấn mỡ, hãy hạn chế ăn 4 loại thực phẩm và thường xuyên dùng 4 loại trái cây
- 26-06-2022Ăn mướp đắng vào mùa hè có 5 lợi ích đối với cơ thể, nhưng có 3 loại người không nên ăn
- 26-06-20227 món ăn sáng có tác dụng chống nắng, sinh collagen cực tốt trong mùa hè
Tiểu đường loại 2 là một bệnh mạn tính, theo đó lượng đường trong máu có thể tăng lên mức nguy hiểm. Tình trạng này là do sự rối loạn trong cách cơ thể sản xuất insulin - một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống có thể làm trầm trọng thêm hoặc giảm bớt tình trạng bệnh tùy thuộc vào những gì bạn ăn.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao vì carbs được phân hủy thành đường glucose trong máu tương đối nhanh. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng mạnh.
Diabetes.co.uk cảnh báo ăn quá nhiều nho có khả năng gây hại cho người bị bệnh tiểu đường. Cơ quan sức khỏe này giải thích: “Mặc dù hạt nho có đặc tính giúp giảm lượng đường trong máu, nhưng một quả nho chứa khoảng 1g carbohydrate. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nho ở mức độ vừa phải, đặc biệt nếu họ dễ bị tăng đường huyết”.
Đây cũng là lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Sheyang, Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cường ăn hạt nho và chiết xuất từ vỏ quả nho có thể hữu ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Đó là nhờ một hợp chất trong hạt nho, được gọi là “procyanidin”, làm giảm nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 6 tuần khi thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường.
Kequan Zhou, tác giả nghiên cứu và phó giáo sư tại Đại học bang Wayne cho biết: “Hy vọng nghiên cứu của chúng tôi cuối cùng có thể giúp phát triển thành công một phương pháp can thiệp dinh dưỡng có mục tiêu, an toàn để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường”.
Những lời khuyên chung về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
Để giúp bạn xác định các loại thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên đo chỉ số đường huyết (GI).
Một số loại thực phẩm có GI cao bao gồm:
- Đường và thức ăn có đường
- Nước ngọt có đường
- Bánh mì trắng
- Khoai tây
- Gạo trắng
Thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình được phân hủy chậm hơn và khiến lượng đường trong máu tăng dần theo thời gian. Chúng bao gồm một số trái cây và rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như cháo yến mạch.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
- Luôn cảm thấy khát
- Cảm thấy rất mệt mỏi
- Giảm cân bất thường
- Ngứa xung quanh dương vật hoặc âm đạo hoặc liên tục bị tưa miệng
- Vết cắt hoặc vết thương mất nhiều thời gian để lành
- Nhìn mờ./.
VOV.vn
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường