Nếu không thay đổi 4 thói quen này, bệnh gout đến giày vò bạn chỉ là vấn đề thời gian: Các khớp sưng tấy và đau nhức, cơn đau chạy từ ngón chân cái lên các ngón tay
Bệnh gout không chỉ xuất hiện ở những người hay nhậu nhẹt, ăn nhiều thịt mà các thói quen xấu như ăn uống tùy tiện, lạm dụng thuốc và dồn nén cảm xúc cũng "mở đường" cho bệnh gout đến giày vò bạn.
- 28-12-2021Loại "rau" nằm trong "danh sách gây ung thư" mà WHO cảnh báo, chuyên gia khuyên nên thận trọng kẻo ăn nhầm
- 27-12-2021Người bị suy thận hạn chế đồ bổ nhưng 8 nguồn dinh dưỡng vàng này nhất định phải bổ sung đủ: Vừa ngon miệng vừa giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng thận
- 22-12-2021Bé trai 12 tuổi bị ung thư thận giai đoạn cuối: Bố mẹ sốc nặng khi bác sĩ chỉ ra “thủ phạm” là loại thực phẩm quen thuộc nhiều người vẫn ăn mỗi ngày
Không biết bạn đã bao giờ bị đánh thức vào sáng sớm bởi một cơn đau nhói ở ngón chân cái, đau đến mức không ngủ tiếp được, một lúc sau gót chân và mu bàn chân cũng đau dữ dội, trong khi buổi tối hôm trước bạn vẫn thoải mái ngồi uống bia và ăn thịt nướng.
Đây chính là bệnh gout. Thời xưa, thường chỉ quan lại quyền quý uống nhiều rượu, ăn nhiều thịt mới có "cơ hội" mắc bệnh này. Tuy nhiên, kinh tế dần phát triển, gout đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Bệnh gout phát tác là do axit uric trong máu tăng. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao mà không kiểm soát kịp thời, tinh thể axit uric sẽ tích tụ lại trong các khớp, gây ra những cơn đau, dần dần chuyển biến thành bệnh gout.
Ảnh: benhvien108.vn
Khi bệnh gout tấn công, cơ thể sẽ phát ra một vài tín hiệu "cảnh báo" bạn. Nếu cơ thể có những biểu hiện này, bạn phải hết sức chú ý và nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hãy cảnh giác khi 3 triệu chứng này của bệnh gout xuất hiện
Đau nhức là đặc điểm nổi bật nhất của bệnh gout. Cơn đau bệnh gout được gọi là "cơn đau đầu tiên của bệnh nội khoa".
Bệnh gout phát tác không có quy luật. Sự phát tác có thể ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết, chế độ ăn uống,… Khi phát tác, cơn đau sẽ "chạy" trong các khớp như gió thoảng, làm người bệnh không thể cảm nhận được rõ ràng.
Quá trình phát triển của bệnh gout có thể chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn nồng độ axit uric máu tăng cao nhưng không có triệu chứng, giai đoạn phát tác cấp tính, giai đoạn phát tác từng đợt và giai đoạn bệnh gout mãn tính. Những triệu chứng rõ ràng nhất khi cơn đau tấn công là khớp sưng đỏ, nóng rát, đau nhức. Mọi người nên chú ý theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện nếu bệnh gout đang tấn công.
Đau khớp nghiêm trọng
Bệnh gout thường phát tác ở các khớp lớn của ngón chân cái. Một khi cơn đau kéo đến sẽ rất dữ dội, người bệnh không thể không chú ý tới. Cơn đau có thể từ từ chạy lên cổ chân, đầu gối, khớp ngón tay và các bộ phận khác, tần suất cũng ngày càng dày đặc.
Khớp nóng rát, sưng tấy
Khi bệnh gout phát tác, các khớp sẽ sưng đỏ rõ rệt, đồng thời kèm theo các biểu hiện nóng rát bất thường.
Nửa đêm đau nhức
Khoảng thời gian bệnh gout phát tác cũng gây thêm nhiều phiền toái khác. Cơn đau như bị dao cứa thường đột ngột kéo đến làm người bệnh tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Sự phát sinh của bệnh gout liên quan đến những thói quen xấu của chúng ta. Nếu không thay đổi, bệnh gout tìm đến chỉ là vấn đề thời gian.
Thay đổi 4 thói quen sau để giảm lượng axit uric, phòng chống bệnh gout
Ăn uống tùy tiện
Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa pu-rin, mà khoảng một phần ba lượng axit uric trong cơ thể đến từ thức ăn. Hàng ngày, ăn quá nhiều thực phẩm chứa pu-rin sẽ làm lượng axit uric tăng cao, dẫn đến bệnh gout phát tác. Thực phẩm chứa nhiều pu-rin chúng ta thường gặp là các loại hải sản, thịt gia súc, nấm tảo,…
(Các loại thực phẩm ít pu-rin cho người bệnh gout).Ảnh: Internet
Nghiện rượu
Sau khi cồn rượu đi vào trong cơ thể sẽ kích thích cơ thể tổng hợp axit, ức chế sự bài tiết axit uric ở ống thận. Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng đào thải axit uric của thận và làm tăng nồng độ axit uric trong thận.
Hầu hết các món "mồi nhắm" khi uống rượu đều là thực phẩm chứa nhiều pu-rin. Vậy nên vừa uống bia rượu, vừa "nhắm mồi" chẳng khác gì "xát muối vào vết thương".
Lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng các loại thuốc quen thuộc như aspirin, thuốc lợi tiểu… sẽ ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.
Không kịp thời giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Nếu tâm trạng luôn không tốt, hệ thống thần kinh giao cảm sẽ luôn ở trạng thái căng thẳng, quá trình sản xuất axit uric cũng nhờ đó mà hoạt động mạnh hơn.
Ngoài ra, cảm xúc tiêu cực cũng có thể dẫn đến rối loạn điều hòa thần kinh tự trị, từ đó làm mạch máu của các cơ quan nội tạng co thắt bất thường, trong đó bao gồm mạch máu thận. Vì vậy, quá trình bài tiết axit uric bị ảnh hưởng, tích tụ một lượng lớn axit uric trong cơ thể.
Theo Aboluowang
Nhịp sống kinh tế
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải