Người bị suy thận hạn chế đồ bổ nhưng 8 nguồn dinh dưỡng vàng này nhất định phải bổ sung đủ: Vừa ngon miệng vừa giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng thận
Người bị bệnh thận cần bổ sung những thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đặc biệt những người mắc bệnh thận mạn tính càng không nên bỏ qua.
- 26-12-2021WHO chỉ rõ loạt mầm mống gây bệnh nguy hiểm ở trong nhà có thể phá hoại phổi, gây loạt bệnh đường hô hấp cực khó lường
- 26-12-2021Sau 50 tuổi, hãy tuân thủ định luật 2-8: Bệnh tật sẽ không quấy phá, khỏe mạnh cả đời!
- 26-12-2021Yến mạch là "hung thần" số 1 của cholesterol "xấu", tiết lộ 10 cách ăn yến mạch vào buổi sáng giúp làm sạch và trẻ hóa mạch máu
Khi thận bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường, chất thải có thể tích tụ trong cơ thể dẫn đến hiện tượng phù nề, máu bị nhiễm độc. Việc tránh và hạn chế một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà sẽ có những hạn chế riêng trong chế độ ăn hàng ngày. Bệnh nhân cần phải trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia dinh dưỡng để xác định chế độ ăn uống tốt nhất cho mình.
Mặc dù chế độ ăn của từng bệnh nhân là khác nhau, nhưng nhìn chung những người bị bệnh thận cần hạn chế hàm lượng natri, kali, phốt pho trong chế độ ăn hàng ngày. Những người bị bệnh thận mạn tính ở giai đoạn 1-4 có thể cần phải hạn chế lượng protein trong khẩu phần ăn. Nhưng với những bệnh nhân phải trải qua quá trình lọc máu, thì họ lại có nhu cầu nạp nhiều protein hơn.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm tốt để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân suy thận mạn tính:
1. Gia vị thảo mộc
Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính cần phải hạn chế lượng natri (muối ăn) nạp vào cơ thể hàng ngày. Lượng natri trong khẩu phần ăn nên ít hơn 2,3g/ngày. Ở những giai đoạn nặng hơn, lượng natri tiêu thụ mỗi ngày cần phải giảm xuống thấp hơn nữa.
Staci Leisman, MD, một bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện Mount Sinai, New York giải thích: "Đối với những bệnh nhân suy thận mạn tính, việc nạp quá nhiều natri (muối ăn) và chất lỏng tích tụ trong cơ thể có thể gây ra một số vấn đề như tăng huyết áp, sưng tấy, làm tổn thương thận nhiều hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim."
Erin Rossi, RD, chuyên gia dinh dưỡng tại Cleveland Clinic cho biết: "Thay vì sử dụng muối ăn và các loại gia vị có lượng natri cao như nước tương, muối biển, muối tỏi... hãy sử dụng các loại gia vị như húng quế, cà ri, thì là, gừng và hương thảo. Chúng không chỉ tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà cho món ăn mà còn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe."
2. Quả mọng
Quả mọng rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa anthocyanin giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch, theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, trong số 34.000 tình nguyện viên bị tăng huyết áp, những tình nguyện viên hấp thụ chất chống oxy hóa anthocyanin nhiều nhất, chủ yếu từ việt quất và dâu tây, giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp so với những người còn lại.
Chuyên gia dinh dưỡng Perst cho biết: "Với những bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, cơ thể sẽ không thể lọc được lượng kali dư thừa. Khi nồng độ kali trong máu tăng cao có khả năng dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho tim mạch, cơ bắp, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Người bệnh nên tránh ăn các loại trái cây, rau củ quả giàu kali như chuối, bơ, dưa, cam, khoai tây,... và thay thế bằng các loại thực phẩm chứa lượng kali thấp như táo, dâu, mâm xôi, việt quất..."
3. Trứng
Bệnh nhân suy thận cần phải hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày. "Do thận đã bị tổn thương nên không thể loại bỏ các chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, vẫn cần nạp đủ lượng protein để duy trì khối lượng cơ bắp và giúp cơ thể chống nhiễm trùng", chuyên gia dinh dưỡng Rossi giải thích.
Trứng gà là nguồn cung cấp protein dồi dào và các loại axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, trứng gà còn chứa một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12... Đối với những bệnh nhân đang điều trị lọc máu, người cần lượng protein cao nhưng lại phải hạn chế phốt pho, thì lòng trắng trứng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
"Khi thận bị suy yếu, phốt pho sẽ tích tụ nhiều trong máu, dẫn đến dư thừa phốt pho. Lượng canxi trong máu giảm, cơ thể sẽ lấy canxi từ trong xương, khiến xương bị yếu và dễ gãy, làm tăng nguy cơ loãng xương", chuyên gia dinh dưỡng Rossi giải thích.
4. Dầu ô liu
Dầu ô liu là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh thận vì nó không chứa natri, kali và phốt pho. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo bão hòa đơn, có đặc tính chống viêm. Chất béo này ổn định ở nhiệt độ cao, giúp dầu ô liu trở thành lựa chọn tốt và an toàn trong quá trình chế biến món ăn.
5. Súp lơ và các loại rau họ cải khác
Súp lơ là một loại rau bổ dưỡng, giàu chất xơ, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt như vitamin C, vitamin K và vitamin B. Là thực phẩm chứa lượng kali và phốt pho thấp, nên súp lơ hoàn toàn có thể được sử dụng để thay thế khoai tây khi chế biến món ăn.
Ngoài súp lơ, các loại rau họ cải khác như bắp cải, cải xoăn đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị bệnh thận.
6. Nước
Theo Tổ chức thận quốc gia (NKF), nước giúp thận loại bỏ chất thải ra khỏi máu và giúp giữ cho các mạch máu nở ra để máu có thể di chuyển tự do đến thận. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc chức năng của thận suy giảm, tăng nguy cơ phát triển sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận và cách điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu hạn chế uống nước hoặc cắt giảm lượng nước uống vào mỗi ngày. Cách đơn giản nhất là cắt giảm những món ăn chứa nhiều nước như súp, canh, đá, gelatin,... cũng như một số loại trái cây và rau chứa nhiều nước. Nên uống nước từng ngụm, từng cốc nhỏ để kiểm soát tốt lượng nước nạp vào cơ thể. Những bệnh nhân lọc máu sẽ phải giới hạn mức tiêu thụ chất lỏng khoảng 1l/ngày, theo NKF.
7. Ngũ cốc tinh chế
So với bánh mì nguyên cám, các loại thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống, gạo và các loại ngũ cốc tinh chế khác là sự lựa chọn an toàn dành cho những người bị bệnh thận, do chúng chứa ít hàm lượng kali và phốt pho.
Chuyên gia dinh dưỡng Rossi cho biết: "Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng phốt pho và kali cao, không tốt cho sức khỏe của những người mắc bệnh thận. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột. Vì chúng dễ gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, gây ra biến chứng vi mạch thận hay còn gọi là bệnh thận đái tháo đường, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận mạn tiến triển.
8. Tỏi và hành tây
Tỏi là nguồn cung cấp mangan, vitamin C, vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm. Còn hành tây chứa nhiều vitamin C, vitamin B, mangan và các chất xơ prebiotic giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Cả hai đều là nguyên liệu tuyệt vời giúp món ăn trở nên đậm đà, thơm ngon.
Trong hành tây và tỏi (được băm nhuyễn) còn chứa allicin, một chất có tác dụng làm giảm huyết áp và cải thiện tình trạng rối loạn chức năng thận. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế cho thấy rằng liều lượng allicin cao có hiệu quả tương đương với thuốc losartan thường được chỉ định để điều trị bệnh huyết áp cao và các vấn đề về thận.
Theo Lifestyle Asia
Nhịp sống kinh tế
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải