Người Việt nên bỏ ngay thói quen dùng nước luộc gà nấu canh rau cải, đây là lý do
Sau khi luộc gà xong, nhiều bà nội trợ Việt thường có thói quen sử dụng phần nước luộc béo ngậy, thơm ngon này để nấu canh rau cải. Thói quen này tưởng vô hại nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe.
- 09-05-2024"Thịt gà, kinh giới kỵ nhau - Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên": Hãy nghe phân tích để dùng cho đúng
- 09-05-2024Loại thịt bổ hơn thịt gà và rẻ hơn thịt bò nhưng tốt từ miễn dịch tới tim mạch, não bộ, xương khớp
- 07-05-2024Bức ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ gây bão: 2 ngày quay đêm, cảm xúc "sởn da gà" đọc hồi ký chiến đấu
Nấu rau cải trong nước luộc gà không tốt cho sức khỏe
Thịt gà được biết đến như một món "sang chảnh" trong ẩm thực, luôn có mặt trong các bữa cỗ và được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng chữa bệnh. Sau khi luộc gà xong, nhiều bà nội trợ Việt thường có thói quen sử dụng phần nước luộc béo ngậy, thơm ngon này để nấu canh rau cải. Thói quen này tưởng vô hại nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe. Bởi theo Đông y, hai thực phẩm này "kỵ" nhau, thịt gà có tính ngọt, ấm, trong khi rau cải lại có tính ngọt, hàn. Sự kết hợp của hai thực phẩm này có thể gây ra sự xung khắc về tính nhiệt trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ sinh bệnh lỵ và tổn thương khí huyết.
Do đó, sau khi luộc gà, các bà nội trợ không nên sử dụng nước luộc thịt gà để nấu canh rau cải. Thay vào đó, có thể tận dụng nước này để nấu những loại canh khác, kết hợp với những thực phẩm có tính nhiệt hòa hợp hơn, như khoai tây, cà rốt, canh bí xanh, canh măng khô hoặc măng tươi. Việc này giúp tạo nên những món canh ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Tương tự, không nên dùng rau cải trong món lẩu gà để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng thịt gà tính nóng, không phù hợp với người bệnh cam và trúng gió. Những người dị ứng, cao huyết áp, có sẹo lồi, người bệnh thủy đậu cũng nên tránh xa hoàn toàn loại thực phẩm này.
Những sai lầm nghiêm trọng khi chế biến thịt gà có thể khiến bạn "rước bệnh"
1. Rã đông thịt gà ở nhiệt độ phòng
Đây là thói quen khá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết. Theo chuyên gia dinh dưỡng Julie Harrington từ Bệnh viện Johns Hopkins ở Mỹ, quá trình thực phẩm, đặc biệt là thịt gà, tự rã đông ở nhiệt độ phòng có thể làm tăng nguy cơ hỏng và sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu thịt gà được để ở nhiệt độ khoảng 32 độ C quá một tiếng, việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Salmonella, E.coli và Campylobacter phát triển nhanh chóng, thậm chí đến mức việc nấu chín cũng không đủ để tiêu diệt hết độc tố do chúng tạo ra.
Có 3 cách rã đông thịt an toàn nhất đó là để trong ngăn mát tủ lạnh, trong lò vi sóng và rã đông thịt bằng nước lạnh. Bạn có thể lấy thịt ra khỏi ngăn đá từ ngày hôm trước, để lên ngăn mát rồi rã đông.
2. Rửa gà sau rã đông dưới vòi nước
Việc rửa gà sống sau khi rã đông có thể làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn Campylobacter, vốn có trong thịt gà sống, lên các vật dụng, thực phẩm khác và cả người sử dụng.
Cơ quan Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh đã cảnh báo về nguy cơ này, vì nếu không cẩn thận, vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, tiêu chảy, và trong trường hợp nghiêm trọng là tử vong.
Nếu cảm thấy chưa yên tâm và vẫn muốn rửa thịt gà trước khi nấu, bạn có thể dùng nước muối để rửa thịt. Cách này sẽ khiến chất bẩn trong thịt từ từ tiết ra và được làm sạch. Sau đó rửa thịt gà trong 1 chậu nước, đổ phần nước này đi và vệ sinh bồn rửa ngay.
3. Để gà luộc qua đêm
Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các món thịt gà đã nấu chín nếu để ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ thì không còn an toàn để ăn. Lúc này không nên nấu, hâm nóng lại vì vi khuẩn có hại đã làm ô nhiễm thực phẩm.
Phụ nữ số