Nguyên tắc '3-2-1' trong ăn uống kiểm soát tốt huyết áp cao: Tuân thủ tốt thì "thoát kiếp" thăm bác sĩ, người mắc bệnh cao huyết áp đừng bỏ qua
Trong điều trị và phòng ngừa biến chứng của cao huyết áp, việc điều tiết chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là nguyên tắc "3-2-1" cực dễ nhớ có thể giúp chống tăng huyết áp đột ngột cho người mắc bệnh.
- 31-12-2021Khi bạn ngủ đêm mà cơ thể có 3 biểu hiện này, axit uric đã “vượt chuẩn”, không chỉ gout, nguy cơ sỏi thận, suy thận cũng ập ngay vào
- 31-12-2021Người Việt có một kiểu ăn lẩu "độc khủng khiếp", vừa hại khoang miệng lại khiến dạ dày, thực quản dễ hình thành khối u ung thư
- 31-12-2021Mỗi người đều có ''thiên bẩm'' chống ung thư nhưng nếu bạn thường xuyên làm 3 điều này thì sức mạnh chống ung thư trong cơ thể sẽ dần bị hao hụt
Ngày nay, cao huyết áp không còn là bệnh của người già, ai cũng nên hết sức đề cao cảnh giác. Nhất là đối với những người trẻ tuổi, đừng nghĩ rằng còn trẻ sức khỏe tốt mà cứ lơ là sức khỏe, càng chủ quan thì sẽ càng dễ dẫn đến việc khó kiểm soát bệnh huyết áp và gây ra các bệnh khác.
Huyết áp cao trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng gì?
1. Huyết áp cao có thể gây xuất huyết não
Xuất huyết não là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp, đồng thời cũng là một trong những bệnh nguy hiểm trong số các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Khi đến một mức độ nhất định, bệnh cao huyết áp còn có thể gây xơ cứng động mạch, dẫn đến xơ cứng mạch máu, dễ dẫn đến việc vỡ mạch máu.
2. Huyết áp cao có thể gây suy thận
Huyết áp cao có thể gây xơ cứng động mạch cầu thận làm cản trở chức năng bài tiết của thận, đồng thời, sẽ làm cản trở quá trình chuyển hóa nước - muối và cân bằng axit-bazơ. Khi sự rối loạn đạt đến một mức độ nào đó, sẽ rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Không chỉ nhiễm trùng tiết niệu, bệnh cao huyết áp còn gây suy thận. Ảnh: Toutiao
3. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Một biến chứng nặng hơn của tăng huyết áp là tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân đột quỵ mắc huyết áp cao lâm sàng, vì vậy những ai mắc bệnh cao huyết áp lâu năm phải đặc biệt đề cao cảnh giác.
4. Huyết áp cao gây ra bệnh tim
Đến một mức độ bệnh nhất định, cao huyết áp có thể gây ra phì đại cơ tim, dẫn đến tim phải ở trong tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tim.
Huyết áp cao có thể gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở tim. Ảnh: Toutiao
Nguyên tắc “3-2-1” trong chế độ ăn uống để phòng tránh cao huyết áp
Tránh 3 thứ
Trước tiên, phải nhớ rằng chứng bệnh này sợ 3 thứ, tốt nhất là không nên động vào bất cứ thứ nào trong 3 thứ sau:
Muối
Đối với bệnh nhân cao huyết áp, nếu ăn quá nhiều muối sẽ dễ khiến huyết áp tăng cao. Bởi vì nếu ăn quá nhiều muối dễ làm mạch máu bị tổn thương thêm, tăng nguy cơ gây đột quỵ. Tốt nhất nên kiểm soát lượng muối ăn mỗi ngày dưới 6 gram.
Dầu mỡ
Béo phì cũng là một yếu tố chính gây ra huyết áp, vì bệnh nhân béo phì thường ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều calo và nhiều chất béo, dẫn đến tình trạng tích tụ calo và làm tăng sức nặng cho mạch máu. Việc hấp thụ quá nhiều calo sẽ gây ra chứng tăng mỡ máu, đồng thời sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Người bị bệnh béo phì thường mắc máu nhiễm mỡ dẫn đến tăng huyết áp. Ảnh: Toutiao
Lạnh
Vào mùa đông, huyết áp có xu hướng tăng cao do mạch máu co lại, áp lực huyết áp tăng cao cũng sẽ khiến huyết áp cao theo. Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác giữ ấm trong mùa đông, không để sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời quá lớn.
Ngoài ra, hãy cố gắng ăn càng ít đồ uống lạnh càng tốt, vì đồ uống lạnh rất có hại trong việc kích thích đường tiêu hóa, chúng cũng có thể kích thích và gây co bóp mạch máu mạnh mẽ. Mắc bệnh huyết áp cao, cũng có nghĩa là chúng ta phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc nhồi máu não.
Bổ sung 2 thứ và uống 1 loại nước:
Mè đen (vừng đen)
Hàm lượng kali trong mè đen rất cao, có thể giúp duy trì sự cân bằng natri và kali trong cơ thể, đồng thời có thể tránh mất kali ở những người bị huyết áp cao do sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài.
Ăn nhiều mè đen có thể giúp điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe mạch máu và chầm chậm hạ huyết áp xuống.
Nấm mèo đen
Nấm mèo đen có thể giúp làm sạch độc tố và chất thải trong mạch máu. Thường xuyên ăn nấm mèo có thể giảm gánh nặng cho mạch máu và ngăn ngừa các bệnh mạch máu.
Đối với những người bị cao huyết áp, kiên trì ăn nấm mèo đen có thể dưỡng mạch máu, giúp huyết áp có từ từ hạ xuống.
Uống trà táo gai
Táo gai có vị chua ngọt, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng. Trong táo gai còn có chứa flavonoid có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất độc và chất thải, giảm gánh nặng cho mạch máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch và mạch máu não. Nếu người cao huyết áp thường dùng táo gai ngâm nước thành trà uống có thể hạ huyết áp từ từ.
Uống trà táo gai lâu ngày có thể giúp ổn định và hạ huyết áp. Ảnh: Toutiao
Kết luận: Mùa đông là thời kỳ có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cũng như các bệnh tim mạch và mạch máu não cao. Bạn phải chú ý vận động hợp lý, giữ ấm cho cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời, ăn nhiều thực phẩm giúp giảm huyết áp… có thế mới giúp huyết áp giảm từ từ.
Nhịp sống kinh tế
- Không cần pha mật ong, 2 loại nước này uống vào buổi sáng cũng giúp làm sạch ruột, dưỡng thận, mát gan hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở Việt Nam
- Loại rau rừng kỳ lạ có ở Việt Nam được ví là "nhân sâm châu Á”: Từng không ai quan tâm giờ được mê vì bổ đủ đường
- Một loại củ được ví là "nhân sâm của người nghèo": Bán đầy chợ Việt, giúp giảm cân, sáng mắt và rất nhiều công dụng khác
- Một môn thể thao kéo dài tuổi thọ hơn cả chạy hay bơi nhưng thường bị đánh giá thấp: Có đến 5 lợi ích cho sức khỏe không ngờ đến
- Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng uống sai còn gây hại hơn: Đây là 5 sai lầm cực kỳ tai hại khi uống nước mà nhiều người dễ mắc phải