Phụ nữ 46-55 tuổi cần nhớ các điều sau để sống trường thọ và trẻ mãi không già
Trong độ tuổi 46 đến 55 cần phải thực hiện tốt 2 không, 3 ít, 4 nhiều dưới đây để tránh bệnh tật và có thể sống thọ hơn.
- 16-12-2022Người Nhật chỉ ngủ 6,25 tiếng/ngày nhưng vẫn sống thọ nhất thế giới: Bí quyết nằm ở 4 điểm đặc biệt này
- 15-12-2022Ngủ trong khi TV vẫn mở: Thói quen tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh
- 15-12-2022Bỏ hành tây vào tất và đi qua đêm có giúp điều trị bệnh cúm không?
- 15-12-2022Đàn ông có đủ 4 “nhanh” này, sau tuổi 50 vẫn chưa hề già: Bí quyết không phải tập thể dục
- 14-12-2022Chuyên gia cảnh báo 2 biểu hiện khi ăn là dấu hiệu ung thư gan 'trú ngụ' trong cơ thể
Trong 10 năm từ 46-55 tuổi thường được giới chuyên gia cho là "thập kỷ nguy cơ cao". Vì sao vậy?
Theo bác sĩ Xiufeng, Khoa Phụ nữ, thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc: Sở dĩ có câu nói này là bởi sau tuổi 46, sức khỏe của chúng ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não là rất lớn. Do đó độ tuổi này cần phải chú ý chăm sóc cơ thể và từ bỏ các thói quen xấu.
Vòng đời con người thường được chia thành bốn giai đoạn:
- Từ 1 đến 35 tuổi: Là thời kỳ năng động nhất của cuộc đời, được gọi là "thời kỳ khỏe mạnh".
- Từ 36 đến 45 tuổi, chức năng sinh lý của con người bắt đầu suy giảm, người ta gọi đó là "thời kỳ hình thành bệnh".
- Từ 46 đến 55 tuổi, phần lớn bệnh tật bùng phát vào giai đoạn này, được gọi là "thời kỳ nguy cơ cao của cuộc đời".
- 56-65 tuổi là thời kỳ tương đối an toàn.
Bác sĩ Xiufeng nhấn mạnh, trong độ tuổi 46 đến 55 cần phải thực hiện tốt 2 không, 3 ít, 4 nhiều dưới đây để tránh bệnh tật và có thể sống thọ hơn.
2 không, 3 nhiều, 4 ít cho phụ nữ sau tuổi 46 để sống trường thọ và trẻ mãi không già
2 không bao gồm
1. Không coi thường bệnh
Đến tuổi trung niên, nếu như thấy cơ thể đau ốm thì không nên coi thường và tự giải quyết mà nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho đơn thuốc.
Nhiều người nghĩ mình chỉ bị bệnh vặt nên đã tự dùng thuốc. Điều đó dễ khiến bệnh từ nhẹ trở thành nặng. Dùng thuốc sai mục đích gây nhờn thuốc, lại hại thêm dạ dày. Tốt nhất ở độ tuổi này chỉ nên uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp tiêu diệt bệnh.
2. Không thức khuya
Khi còn trẻ, mọi người hay thức khuya vì nghĩ rằng ngủ bù là sẽ tự khỏe lại. Tuy nhiên khi bước vào tuổi trung niên, việc thức đêm không dễ dàng hồi phục nữa mà khiến các cơ quan mệt mỏi rất lâu.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại bệnh tật, khiến da nhăn nheo hơn. Vì vậy, sau tuổi 46 đừng thức khuya nữa, hãy ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm trước 22. Sáng hôm sau dậy sớm tập thể dục.
3 nhiều bao gồm
1. Chịu khó tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường chức năng tim phổi và thúc đẩy thải độc. Hơn nữa, người trung niên nếu chịu khó tập thể dục sẽ sống lạc quan, tích cực hơn.
2. Chịu khó ngâm chân
Chân được ví như "trái tim thứ hai" của con người, nơi tập trung 60 huyệt đạo vô cùng quan trọng. Ngâm chân có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, thư giãn các cơ tay chân và cải thiện tinh thần minh mẫn hơn. Chưa kể nếu duy trì thường xuyên, cơ thể sẽ dễ dàng trao đổi chất trong khi ngủ và đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn.
Người trung niên và cao tuổi nên ngâm chân đúng cách, nhiệt độ nước chỉ ở mức 40 độ C, thời gian ngâm khoảng 20-30 phút.
3. Chịu khó mát xa da dầu mỗi tối
Sau tuổi 46, chị em trước khi đi ngủ rất nên tự xoa bóp nhẹ từ cổ lên đến mặt, sau đó là đỉnh đầu, thói quen này sẽ giúp bạn trì hoãn sự khởi đầu của lão hóa.
Hơn nữa, trên đầu có rất nhiều huyệt đạo quan trọng nên việc massage ở đây sẽ kích hoạt máu lưu thông tốt hơn. Từ đó giúp não được thư giãn, thoải mái để bắt đầu công việc vào hôm sau.
4 ít gồm
1. Ăn ít muối
Người trung niên nên hạn chế ăn mặn. Bởi chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
2. Ăn ít dầu mỡ
Lượng chất béo mà người cao tuổi nạp vào người nên chủ yếu là dầu thực vật. Nên tránh mỡ động vật, đồ ăn nhanh vì dễ dẫn đến tình trạng béo phì, mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết áp.
3. Ít tắm đêm
Theo GS.BS Hách Phi, Khoa da liễu, Bệnh viện Tây Nam, Trung Quốc, thói quen tắm đêm có thể khiến bạn khó ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân là vì cảm giác buồn ngủ thường chỉ xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường.
Hơn nữa, việc tắm nước nóng vào ban đêm sẽ làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên, khiến não trì hoãn việc tiết ra hormone gây buồn ngủ. Hơn nữa, việc tắm đêm cũng sẽ làm bạn dễ dính cảm, gây giảm huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
4. Ít uống nước ngọt
Các loại nước ngọt có chứa lượng đường rất lớn, có thể khiến người trung niên bị tăng cân và gia tăng nguy cơ béo phì.
Ngoài ra, nó còn làm rối loạn hoạt động của các tế bào trong ruột, khiến tế bào ung thư dễ xuất hiện hơn. Theo nghiên cứu của các nhà sinh học phân tử ở Bỉ, những bệnh nhân đang bị ung thư mà sử dụng nhiều đường thì sẽ càng kích thích các khối u phát triển nhanh hơn.
Tổ quốc
Sự kiện: 35 khỏe, trẻ thật lâu
Xem tất cả >>- Làm gì vào ban đêm để thọ 100 tuổi: Đây là 5 thói quen đáng học hỏi của những người sống lâu nhất hành tinh
- Sau 50 tuổi, đàn ông không có 4 đặc điểm này thì xin chúc mừng: Chứng tỏ gan khoẻ, mạch máu “trẻ”, có khả năng sống thọ
- Mấy giờ đi ngủ được xem là thức khuya? Không phải 11 hay 12 giờ, hóa ra lâu nay nhiều người đã hiểu nhầm
- Nghiên cứu DNA của 7 người trên 110 tuổi phát hiện điểm chung của những người "siêu thọ" chính là sở hữu "đặc điểm" này trong cơ thể
- Sau 40 tuổi, dù nam hay nữ vẫn làm được 8 việc này chứng tỏ thể lực tốt, tăng thêm hơn 20 năm tuổi thọ