MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời điểm đi bộ dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, người sau 40 tuổi nhất định nên tránh

17-12-2023 - 14:33 PM | Sống

Thời điểm đi bộ dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, người sau 40 tuổi nhất định nên tránh

Không phải thời điểm nào trong ngày cũng an toàn để đi bộ, nhất là vào những hôm thời tiết trở lạnh.

Đi bộ là một trong những cách đơn giản và rẻ tiền nhất để kéo dài tuổi thọ. Nếu chăm chỉ đi bộ, bạn vừa có thể hỗ trợ giảm cân, lại vừa thúc đẩy hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa, giảm gánh nặng trao đổi chất. Không những vậy, đi bộ còn là một loại "thuốc an thần tự nhiên", có tác dụng giảm stress. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào trong ngày cũng an toàn để đi bộ, nhất là vào những hôm thời tiết trở lạnh.

4-5 giờ sáng: Thời điểm đi bộ dễ gây đột quỵ nhất

cach-chay-bo-buoi-sang-giup-giam-can-giam-mo-bung-10.jpg

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó đáng chú ý nhất là các bệnh liên quan đến tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Một trong những thói quen bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi vào mùa lạnh đó là ra ngoài tập thể dục từ sáng sớm. Nhiều người có thói quen dậy từ 4-5 giờ sáng để ra ngoài đi bộ, thói quen này tưởng tốt nhưng lại rất nguy hiểm.

Bác sĩ Trần Quang Thắng (khoa Cấp cứu - Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương) chia sẻ: Thói quen ra ngoài đi bộ, tập thể dục sớm vào những ngày thời tiết lạnh có thể làm tăng các nguy cơ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt với người cao tuổi. Dù việc vận động rất tốt cho sức khỏe, nhưng vào mùa đông thì buổi sáng thường có nhiệt độ thấp và nhiều sương.

Đi bộ vào lúc này khiến cơ thể nhiễm lạnh đột ngột. Đối tượng có sẵn yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…) dễ bị huyết áp tăng vọt, dẫn đến đột quỵ.

loi-ich-cua-tap-the-duc-ngoai-troi.jpg

Ngoài đột quỵ, bác sĩ Thắng cũng cảnh báo việc ra ngoài đi bộ vào sáng sớm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp...

Với người cao tuổi thường đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém, khi thay đổi môi trường đột ngột trong thời tiết lạnh giá, nguy cơ đột quỵ càng cao.

Nếu như muốn vận động vào buổi sáng, mọi người có thể tập thể dục ngay tại nhà. Nếu muốn ra ngoài đi bộ thì có thể thực hiện vào buổi chiều.

Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ. Tỷ lệ người trẻ và người trung niên 40-45 tuổi chiếm khoảng 1/3. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Đặc biệt, số lượng người ở độ tuổi 20 cũng xuất hiện nhiều.

Những rủi ro khác khi ra ngoài đi bộ, tập thể dục vào sáng sớm

1. Tăng huyết áp

Theo tờ Livestrong, thói quen tập thể dục vào sáng sớm rất nguy hiểm vì 2 giờ sau khi ngủ dậy là thời điểm mà huyết áp có xu hướng tăng cao nhất. Nghiên cứu được công bố trên chuyên trang của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho thấy những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Các chuyên gia cảnh báo bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp không nên tập luyện quá sớm, hãy chọn thời điểm thích hợp chẳng hạn như buổi chiều hoặc cuối ngày.

2. Hạ đường huyết

Ngoài rủi ro về bệnh tim mạch, đột quỵ... thì ra ngoài tập luyện vào sáng sớm cũng không tốt cho đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường tập thể dục vào sáng sớm rất dễ đối mặt với hạ đường huyết, nhất là khi chưa ăn sáng.

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến nghị người bị hạ đường huyết nên có kế hoạch tập luyện khoa học, bổ sung liều lượng insulin hoặc bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục để đảm bảo an toàn. Nhất là vào buổi sáng sớm khi cơ thể đang dần phục hồi sau một đêm dài.

di-bo-buoi-sang-co-giup-giam-can-4.jpg

3. Nhanh mệt mỏi

Ngoài các nguy cơ trên, việc vận động lúc sáng sớm còn khiến cơ thể cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và co cứng cơ. Nguyên nhân có thể là do lượng đường trong máu thấp, mất nước hoặc do cả hai.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên dành thời gian để uống đủ nước và ăn nhẹ, như vậy cơ thể sẽ có đủ năng lượng cho việc tập luyện.

Thời điểm đi bộ dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, người sau 40 tuổi nhất định nên tránh - Ảnh 5.

Theo Bảo Nam

Tổ Quốc

Trở lên trên